Đi xem hội chọi dê Năm Ất Mùi
(20:47:45 PM 18/02/2015)Dê không chỉ là vật nuôi quen thuộc của người Việt mà còn là biểu tượng của cát tường, may mắn. Năm Ất Mùi, đi xem chọi dê sẽ là trải nghiệm thú vị và ý nghĩa.
Hoàng Su Phì, Hà Giang
Lễ hội chọi dê được tổ chức thường niên tại huyện Hoàng Su Phì kể từ năm 2012. Đây không chỉ là sân chơi của bà con trong huyện dịp đầu năm, mà còn là dịp để phát huy và thúc đẩy hoạt động chăn nuôi, khơi dậy bản sắc văn hóa và tạo cơ hội quảng bá hình ảnh của địa phương.
Cuộc thi tài giữa hai "võ sỹ râu dài" được khán giả chăm chú đón xem. Ảnh: baohagiang
Trước khi lễ hội chọi dê diễn ra, ban tổ chức sẽ tiến hành vòng tuyển chọn để lựa ra những cặp dê to khỏe nhất tham gia thi đấu. Tùy từng năm mà số lượng cặp dê đấu sẽ có sự thay đổi khác nhau, nhưng luật thi thì năm nào cũng vậy. Những chú dê được đánh số, chia thứ hạng theo cân nặng và thi đấu thành từng vòng, theo thể thức loại trực tiếp. Những chú dê khoẻ nhất sau khi thắng ở các vòng đấu loại, tứ kết, bán kết sẽ được vào chung kết.
So với chọi trâu, chọi bò, sới chọi dê có phần đơn giản hơn khi được dựng ngay trên sân vận động trung tâm huyện, nhưng không vì thế mà mất đi sự kịch tính và sôi nổi. Khác với vẻ ngoài nhút nhát cùng tiếng kêu be be có phần yếu ớt, những chú dê trên sàn đấu trông dũng mãnh và khỏe khoắn. Nhờ thế, du khách có thể chứng kiến các màn so tài nảy lửa với những cú húc, vồ, khóa sừng, bật cao điệu nghệ... Xen lẫn vào đó là những tràng pháo tay tán thưởng giòn giã từ người xem xung quanh.
Tại hội chọi, người ta tìm ra các con dê chiến thắng để trao thưởng nhằm kích thích các hộ chăn nuôi trong cộng đồng. Những chú dê đạt giải cao sẽ được lựa chọn để phối giống nhằm giữ nguồn gen quý.
Nếu như mọi năm, lễ hội thường tổ chức vào mùng 4 tháng 2 âm lịch, thì năm nay, dự kiến sẽ lùi vào khoảng tháng 8 âm. Đại diện huyện cho biết, đây là cơ hội để du khách đến xem hội chọi đồng thời khám phá vẻ đẹp nên thơ mà kỳ vĩ của những thửa ruộng bậc thang vào mùa lúa chín.
Hàm Yên, Tuyên Quang
Không phát triển lên quy mô lễ hội như ở Hà Giang, chọi dê ở Hàm Yên là một hoạt động diễn ra vào dịp tổ chức lễ hội Động Tiên (ngày mùng 9 tháng giêng). Lễ hội có nhiều trò chơi dân gian như tung còn, đi cà kheo, đánh pam, đánh yến, đu bay, chọi gà, bịt mắt bắt vịt, đi cầu thăng bằng nhưng thu hút người xem nhất vẫn là chọi dê.
Những chú dê sử dụng các miếng đòn kết hợp sức mạnh để giành phần thắng. Ảnh: baotuyenquang
Cũng với thể thức loại trực tiếp, các "võ sỹ râu dài" được đánh số báo danh và bốc thăm thi đấu. Do được huấn luyện trước nên các cặp đấu không chỉ sử dụng sức mạnh mà còn cả những miếng đòn dũng mãnh để tấn công. Trong trường hợp bất phân thắng bại,"võ sỹ" nào tấn công nhiều hơn hoặc có miếng đánh hiệu quả hơn sẽ giành được phần thắng.
Nếu như ở một số hội chọi trâu, chọi ngựa, con thắng sẽ được đem giết thịt để cúng thần, thì ở đây, những chú dê được quy tụ lại đàn và tiếp tục nuôi để sinh sản tiếp. Người dân còn tin rằng dê thắng sẽ mang đến nhiều may mắn cho người huấn luyện vào năm mới.
Theo chủ tịch xã Yên Phú, chọi dê Hàm Yên bắt đầu được tổ chức từ 2013. Năm nay, cuộc thi sẽ có sự tham gia của 24 chú dê chia thành 12 cặp. Trước ngày hội chính một ngày, ban tổ chức sẽ tiến hành thi vòng loại, đến mùng 9 âm lịch sẽ chỉ diễn ra vòng bán kết và chung kết.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.