»

Chủ nhật, 19/01/2025, 08:17:48 AM (GMT+7)

Đi và gặp: Bức tường chắn biển kỳ vĩ ở Lebanon Tin ảnh

(08:20:17 AM 08/03/2014)
(Tin Môi Trường) - Bức tường biển tồn tại trong vịnh Batroun của Lebanon từ thế kỷ thứ nhất trước công nguyên được xem là một chứng tính lịch sử cổ đại của Lebanon.



Batroun là một thành phố ven biển ở miền bắc Lebanon, nằm cách thủ đô Beirut khoảng 50 km về phía bắc và cách thành phố Tripoli của Liban khoảng 30 km về phía nam. Batroun là một trong những thành phố lâu đời nhất trên thế giới có lịch sử về quá trình cư trú của con người ít nhất là 5.000 năm.

Batroun là một trong những thành phố mang nền văn minh của người Phoenicia (một nền văn minh cổ đại nằm ở miền bắc khu vực Canaan cổ đại, với khu vực trung tâm nằm dọc vùng eo biển Liban, Syria và bắc Israel ngày nay) quan trọng nhất trong khu vực.

Tên Batroun có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp là Botrys mà sau này được chuyển thành tiếng Latinh là Botrus. Những nhà sử học tin rằng cái tên Hy Lạp của thành phố bắt nguồn từ từ “bater”, trong ngôn ngữ Phoenicia có nghĩa là "cắt" và đề cập đến bức tường biển do người Phoenicia xây dựng lên, để bảo vệ ngôi nhà của mình tránh những cơn sóng thần và thủy triều càn quét. Ngày nay bức tường vẫn đứng sừng sững trước biển.

Cũng có một số sử gia khác tin rằng cái tên bức tường xuất phát từ tên của thị trấn mà đã được ghi chép lại từ ngôn ngữ của người Phoenicia đó là “beit truna” có nghĩa là "ngôi nhà của thuyền trưởng".

Tường biển nguyên gốc là cấu trúc tự nhiên bao gồm những cồn cát hóa đá. Sau đó được người Phoenicia gia cố thêm bằng đá và quá trình gia cố vẫn tiếp tục diễn ra cho đến khi nó mang hình hài một bức tường vững chắc. Bức tường đã xuất hiện trên biển từ thế kỷ thứ nhất trước công nguyên.

Bức tường có chiều dài 225 m và dày 1,5 m. Một vài chỗ của bức tường đã sụp đổ do những tác động của thiên nhiên, nhưng những phần còn lại của bức tường ngày nay vẫn đứng vững trước biển. Bức tường là niềm tự hào của cư dân vùng vịnh Batroun và nó còn là một chứng tích lịch sử cổ đại của đất nước Lebanon.

T.H (Tổng hợp)- Ảnh:Internet
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đi và gặp: Bức tường chắn biển kỳ vĩ ở Lebanon

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI