»

Thứ năm, 21/11/2024, 10:32:12 AM (GMT+7)

Đập thủy điện Mekong tàn phá rừng nhiệt đới cuối cùng ở Trung Quốc

(17:30:45 PM 08/04/2018)
(Tin Môi Trường) - "Nó giống như một kiểu đầu hỏng vì bàn tay của gã thợ cắt tóc vô tâm". Đó là cách người dân mô tả về khu rừng nhiệt đới bị xâm chiếm để xây nhà máy thủy điện ở tây nam Trung Quốc.

Cây cối bị đốn hạ, thảm thực vật ven bờ thượng nguồn sông Tiểu Hắc chảy qua châu tự trị Tây Song Bản Nạp thuộc tỉnh Vân Nam cũng bị dọn sạch để nhường chỗ cho đập thủy điện Hồi Long Sơn. Từ tháng 10/2015, cảnh tượng nơi đây giống như một vết thương hở giữa lòng rừng nhiệt đới từng một thời không ai đụng đến.

 
Sông Tiểu Hắc cấp nước cho sông La Thoa, nhánh quan trọng của dòng Mekong, con sông huyết mạch của vùng lục địa Đông Nam Á. Vấn nạn đập và thủy điện trên sông Mekong đã trở nên nhức nhối từ lâu, không chỉ tại vùng hạ lưu mà ngay chính tại thuợng nguồn, nơi chính quyền địa phương Trung Quốc không ngừng cho ngăn dòng xây đập trong hàng chục năm qua.
 
Sao phải xây thêm?
 
Đó là câu hỏi của những người chỉ trích dự án Hồi Long Sơn trên sông Tiểu Hắc.
 
Dự án thủy điện này có kinh phí đầu tư lớn, hứa hẹn đem lại những lợi ích "trời ban", theo chính quyền của vùng đất nghèo khó. Số tiền chính xác không rõ, nhưng nếu mọi thứ diễn ra đúng theo kế hoạch, dự án sẽ hoàn thành vào tháng 4/2020. Các quan chức nói nhà máy sẽ tạo ra lượng điện "vô cùng cần thiết" cho hơn 1 triệu dân của châu tự trị Tây Song Bản Nạp.
 
Tuy nhiên, tỉnh Vân Nam đang phải đau đầu vì vấn đề dư thừa nguồn cung điện, kết quả của hàng thập kỷ phát triển thủy điện dọc theo sông Mekong. 14 con đập được xây dựng trên đoạn sông chảy qua Vân Nam, kể từ khi nhà máy thủy điện đầu tiên được xây dựng vào năm 1995.
 
Điều này đã làm mạnh mẽ thêm sự phản đối vốn đã gay gắt từ các nhà khoa học và nhóm vận động cáo buộc cơ quan chức năng địa phương phê duyệt dự án bất chấp việc đánh giá tác động môi trường được thực hiện qua loa. Những người chỉ trích nói dự án sẽ hủy hoại một khu bảo tồn thiên nhiên ở thượng nguồn, vốn là nơi sinh sống của các loài nguy cấp như voi châu Á, cũng như hủy hoại một khu bảo tồn các loài động vật dưới nước ở hạ nguồn.
 
Đập[-]thủy[-]điện[-]Mekong[-]tàn[-]phá[-]rừng[-]nhiệt[-]đới[-]cuối[-]cùng[-]ở[-]Trung[-]Quốc
Toàn cảnh công trình đập thủy điện Hồi Long Sơn đang được xây dựng Ảnh: Caixin.
 
"Đã quá nhiều nhà máy thủy điện ở Vân Nam, tôi không thể hiểu nổi tại sao chúng ta phải phá hủy thêm nhánh sông này, nhất là khi mà nó là chốn nương náu cuối cùng của các loài động vật dưới nước dọc theo dòng Mekong", Chen Yinrui, một nhà ngư học nổi tiếng tại tỉnh Vân Nam, nêu ý kiến.
 
Sông Mekong là con sông lớn ở Đông Nam Á cũng như thế giới. Sông bắt nguồn từ tỉnh Thanh Hải của Trung Quốc, chảy qua Tây Tạng và Vân Nam trước khi đi vào Myanmar, Thái Lan, Campuchia Lào và đổ ra biển tại Việt Nam.
 
Nhờ sự trợ giúp của những người dân địa phương, phóng viên báo Caixin đã có chuyến đi dọc theo sông Tiểu Hắc bằng thuyền kayak từ đập thủy điện ngược về phía thượng nguồn. Những cây lớn với thân dày, đường kính cỡ một, hai mét, bị đốn hạ và nằm ngổn ngang suốt 15 cây số hai bên bờ sông. Cỏ cây tàn úa để lộ lớp đất vàng trần trụi bên dưới.
 
Theo Friends of Nature, một tổ chức phi chính phủ về môi trường tại Bắc Kinh, những khu vực sẽ bị ngập vì dự án thủy điện phải được phát quang trước để bảo vệ con đập. Số cây bị chặt hạ bao gồm những loài thực vật nguy cấp như thung hoặc móc.
 
Voi tấn công người
 
Các chuyên gia bảo tồn cũng lo ngại rằng dự án sẽ gây ra tác động tiêu cực đối với khu bảo tồn tự nhiên quốc gia Tây Song Bản Nạp, một trong ít khu rừng nhiệt đới còn sót lại ở Trung Quốc. Khu bảo tồn bao gồm 5 khu vực tách rời. Ba trong số đó, Mãnh Dưỡng, Mãnh Lạp và Mãnh Luân, được kết nối bởi hai "hành lang sinh học" nhân tạo.
 
Sông Xiaohe chảy dọc theo khu Mãnh Dưỡng và hành lang kết nối nó với khu Mãnh Luân. Điều này gây ra quan ngại rằng một số phần trong khu bảo tồn có thể bị ngập, đe dọa không chỉ các loài thực vật mà còn cả các loài động vật nguy cấp như voi châu Á.
 
Tuy nhiên, đơn vị đầu tư dự án, công ty con của Công ty Điện lực Hoa Nhuận, thuộc sở hữu của Tập đoàn Hoa Nhuận (CRC) đã không nêu ra nguy cơ ngập úng hành lang sinh học nói trên trong nghiên cứu tác động môi trường.
 
Khu bảo tồn nói trên vốn đã bị chia cắt bởi những đồn điền cao su rộng lớn được lập ra trong những năm 1960, 1970, và dự án mới nhất có thể làm giảm 10% số lượng cá thể voi châu Á, theo giáo sư Wu Zhaolu của Viện Sinh thái học và Địa thực vật học thuộc Đại học Vân Nam.
 
Vị chuyên gia cho hay các hành lang nhân tạo được thiết kế để các con voi di chuyển qua lại giữa các khu vực khác nhau thuộc khu bảo tồn để tìm thức ăn hay bạn tình.
 
"Nhà máy thủy điện Hồi Long Sơn được xây dựng dọc theo một trong các hành lang, sẽ gây khó khăn cho loài voi di chuyển từ Mãnh Dưỡng sang Mãnh Luân", ông nói.
 
Những con voi giờ đây bị dồn vào các khu vực có phạm vi nhỏ hơn ở dưới thấp, gần nhà dân, khiến số vụ voi tấn công dân làng gây chết người gia tăng, theo vị chuyên gia.
 
Đập[-]thủy[-]điện[-]Mekong[-]tàn[-]phá[-]rừng[-]nhiệt[-]đới[-]cuối[-]cùng[-]ở[-]Trung[-]Quốc
Cây cối hai bên bờ sông Tiểu Hắc bị chặt phá để xây thủy điện. Ảnh: thepaper.cn.
 
Hồi cuối tháng 2, Friends of Nature đã đệ đơn kiện Công ty Điện lực Hoa Nhuận, cùng một công ty khác do chủ đầu tư thuê để đánh giá tác động môi trường, lên một tòa án địa phương ở Vân Nam. Đơn kiện nói nghiên cứu được thực hiện qua loa. Tổ chức phi chính phủ yêu cầu chủ đầu tư ngừng đốn cây và giải quyết những mối đe dọa tiềm ẩn đối với khu bảo tồn thiên nhiên từ quá trình phát triển trước đây.
 
Hành động pháp lý mới nhất diễn ra sau khi tổ chức này đệ hai đơn kiện tương tự với Sở Lâm nghiệp Vân Nam vào cuối năm ngoái.
 
Tập đoàn Hoa Nhuận cho biết họ đã đình chỉ dự án xây thủy điện sau khi giấy phép khai thác gỗ hết hạn hồi tháng 12, nhưng họ không nói liệu họ có xin một giấy phép mới hay không.
 
Cá mất nơi sinh sản
 
Các nhà khoa học và các nhà bảo tồn cũng phản đối việc xây dựng đập vì dự án thủy điện sẽ gây ra tác động chí mạng đối với một khu bảo tồn cá ở hạ lưu vì nó chặn đường các loài cá di cư đến nơi đẻ trứng truyền thống.
 
Theo giáo sư Chen Yinrui, cựu nghiên cứu viên của Viện Động vật học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, trong số 112 loài cá được tìm thấy trên sông La Thoa, 27 loài là bản địa ở Vân Nam, trong đó 9 loài đang nằm trong danh mục bảo vệ quốc gia vì thuộc diện nguy cấp.
 
Ông Chen nói khu bảo tồn cá dọc theo sông La Thoa được thành lập để ngăn chặn tác động của hơn một chục đập thủy điện dọc theo sông Mekong trong 20 năm qua.
 
Khi khu bảo tồn được thành lập vào năm 2006, Cục Quản lý Môi trường Chính phủ, tiền thân của Bộ Môi trường Sinh thái Trung Quốc, nói rằng không nên xây bất kỳ con đập nào trên sông La Thoa.
 
Tuy nhiên, chính quyền địa phương lập luận rằng họ không bắt buộc phải tuân theo "khuyến cáo này". Họ nói họ đã được Ủy ban Cải cách Phát triển Vân Nam, cơ quan kế hoạch kinh tế của tỉnh, bật đèn xanh để triển khai dự thủy điện vào năm 2012.
 
Đập[-]thủy[-]điện[-]Mekong[-]tàn[-]phá[-]rừng[-]nhiệt[-]đới[-]cuối[-]cùng[-]ở[-]Trung[-]Quốc
Việc xây thủy điện có thể làm suy giảm nguồn cá trên sông La Thoa. Ảnh: Caixin.
 
Chủ đầu tư đã thực hiện một số biện pháp phòng ngừa để giải quyết tác động của đập đối với các loài cá trên sông, bao gồm tạo ra một "vùng sinh sản mô phỏng", theo báo cáo nghiên cứu tác động môi trường của họ.
 
Tuy nhiên, những biện pháp này bị các chuyên gia bác bỏ, cho rằng đây chỉ là "đấu tranh trên giấy".
 
Đập Hồi Long Sơn về cơ bản sẽ làm thay đổi các đặc điểm quan trọng của dòng sông, bao gồm nhiệt độ nước chảy xuống hạ lưu và mô thức lũ lụt theo mùa, theo Liu Yongjun, một nhà sinh vật biển.
 
"Một vấn đề quan trọng nữa là sự thay đổi nồng độ ion và các tính chất khác của nước sông do sự giảm lượng bùn ở sông. Tất cả những điều này sẽ có ảnh hưởng lớn đến sự di cư của cá và các hình thức sinh sản của chúng, thậm chí làm cho một số ngừng sinh sản", ông Liu nói.
 
(Theo Caixin/Zing)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đập thủy điện Mekong tàn phá rừng nhiệt đới cuối cùng ở Trung Quốc

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang

Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang Tin ảnh

(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI