»

Chủ nhật, 19/01/2025, 00:29:43 AM (GMT+7)

Dân Chile vác xẻng lên mái nhà xúc tro bụi núi lửa

(23:59:21 PM 29/04/2015)
(Tin Môi Trường) - Những ngày này, núi lửa đã giảm cường độ hoạt động, nhưng vẫn tiếp tục phun tro bụi, khiến người dân phải trèo lên mái nhà dùng xẻng xúc bỏ tro bụi.

Dân[-]Chile[-]vác[-]xẻng[-]lên[-]mái[-]nhà...[-]xúc[-]tro[-]bụi[-]núi[-]lửa
Núi lửa Calbuco phun trào


Giới chức yêu cầu người dân trong vùng tiếp tục đeo khẩu trang để phòng hít phải bụi, đồng thời tránh uống nước lấy trên mặt nước sông suối có thể bị nhiễm độc do tro bụi núi lửa.

 Khoảng 1.500 người dân ở Ensenada, thị trấn gần núi lửa Calbuco nhất, đã được phép quay lại nhà để lấy các vật dụng cần thiết và dọn dẹp một số thiệt hại do tro bụi gây ra.

 

Dân[-]Chile[-]vác[-]xẻng[-]lên[-]mái[-]nhà...[-]xúc[-]tro[-]bụi[-]núi[-]lửa
Người dân bắt đầu dọn dẹp nhà cửa


Người dân cũng lo lắng, đàn bò có thể ăn phải tro núi lửa và nhiễm độc khi mà khu vực này đang ngập chìm trong lớp tro bụi dày từ 40 đến 50 cm, nhiều nơi dày đến 1m. Chính phủ sẽ đền bù cho những gia đình nông dân bị thiệt hại do thiên tai.

Tro bụi từ núi lửa Calbuco đã ảnh hưởng tới một nửa khu vực Nam Mỹ, đặc biệt là Argentina. Nhiều chuyến bay ở nhiều thành phố, thậm chí ở thủ đô Buenos Aires của Argentina, cách Calbuco 2.000 km, đã bị hủy.

Núi lửa Cabulco bắt đầu "thức giấc" từ ngày 22/4 và phun những cột tro bụi hình nấm cao tới 20 km. Chile đã ngay lập tức ban bố báo động đỏ và sơ tán khoảng 6.500 người dân trong vòng bán kính 20 km xung quanh núi lửa.

Nằm cách thủ đô Santiago của Chile 1.400 km về phía Nam, núi lửa Calbuco là một trong ba núi lửa nguy hiểm nhất trong số 90 núi lửa vẫn đang hoạt động của Chile.

 Lần cuối cùng Calbuco phun trào là vào năm 1972. Chile là quốc gia có nhiều núi lửa thứ hai thế giới, sau Indonesia, với hơn 2.000 núi lửa, trong đó khoảng 500 núi lửa hiện vẫn đang cháy âm ỉ và có dấu hiệu hoạt động trở lại.

Sau đây làm chùm ảnh về núi lửa Calbuco và cảnh dọn dẹp của người dân:



Dân[-]Chile[-]vác[-]xẻng[-]lên[-]mái[-]nhà...[-]xúc[-]tro[-]bụi[-]núi[-]lửa
Núi lửa phun trào thành cột khói cao 20km
Dân[-]Chile[-]vác[-]xẻng[-]lên[-]mái[-]nhà...[-]xúc[-]tro[-]bụi[-]núi[-]lửa
Tro bụi ảnh hưởng sang cả khu vực Nam Mỹ
Dân[-]Chile[-]vác[-]xẻng[-]lên[-]mái[-]nhà...[-]xúc[-]tro[-]bụi[-]núi[-]lửa
Một ngôi nhà bị sập do tro bụi từ núi lửa Calbuco
Dân[-]Chile[-]vác[-]xẻng[-]lên[-]mái[-]nhà...[-]xúc[-]tro[-]bụi[-]núi[-]lửa
Người dân dọn dẹp tro bụi núi lửa Calbulco ở La Ensenada
Dân[-]Chile[-]vác[-]xẻng[-]lên[-]mái[-]nhà...[-]xúc[-]tro[-]bụi[-]núi[-]lửa
Cảnh sát quét dọn tro bụi núi lửa tại một ngôi nhà tại La Ensenada.
Dân[-]Chile[-]vác[-]xẻng[-]lên[-]mái[-]nhà...[-]xúc[-]tro[-]bụi[-]núi[-]lửa
Lớp tro bụi trên đường và đồng ruộng có thể dày tới 1m
Dân[-]Chile[-]vác[-]xẻng[-]lên[-]mái[-]nhà...[-]xúc[-]tro[-]bụi[-]núi[-]lửa

Người dân phải đeo khẩu trang để tránh hít phải khí độc

TT&VH- Ảnh AFP/TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Dân Chile vác xẻng lên mái nhà xúc tro bụi núi lửa

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI