Cuộc sống trong cái lạnh âm 49 độ C ở Nam Cực
(08:08:06 AM 17/03/2017)(Tin Môi Trường) - Chuỗi ngày sống trong căn nhà không cửa sổ giữa Nam Cực buốt giá, mắt không thể mở vì lông mi đông cứng, nước mắt đóng băng là trải nghiệm khó quên của một bác sĩ người Anh.
>> Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới >> Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn >> Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước >> Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” >> Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
James Broadway sống cùng 18 người khác tại Cơ sở Khảo sát của Anh ở Nam Cực. Cơ sở chìm trong lớp băng tuyết dày hơn 18 m. Giá rét khắc nghiệt ở vùng này làm mọi thứ đóng băng và việc sinh hoạt gặp nhiều khó khăn.
Broadway là bác gĩ gây mê 56 tuổi, sống ở Suffolk, Anh, trước khi bắt đầu chuyến đi đến Nam Cực vào tháng 11/1983, khi đã ngoài 25. Trong ảnh, Broadway loay hoay trong cơn bão tuyết bên ngoài căn cứ của mình. Ông đã chứng kiến lúc thời tiết xuống tới -49 độ C và khi nhiệt độ cao nhất vào khoảng 0,5 độ C.
Broadway từng sống một tuần ở cơ sở nghiên cứu Halley 3 chìm sâu dưới lớp băng dày, tuy nhiên sau đó, cơ sở này đã bị băng tuyết nghiền nát và suýt lún xuống biển.
Người đàn ông ngoài 50 tuổi này cho biết một cơ sở thám hiểm khác của Đức có thể cung cấp những sự trợ giúp cần thiết, tuy nhiên nó cách cơ sở hiện tại của ông hàng trăm km. Vì vậy hy vọng được cứu trợ khẩn cấp rất mong manh. “Tàu và máy bay chỉ có thể tiếp cận được cơ sở này vào mùa hè (từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau) do điều kiện thời tiết không thuận lợi, cho nên nó hoàn toàn bị cô lập”, Broadway nói. Không ít lần ông cảm thấy lo sợ về những bất trắc trong tương lai.
Ông từng đi qua quần đảo Falkland và Nam Georgia. “Nam Georgia là nơi đẹp nhất mà tôi từng đặt chân đến với những ngọn núi, vịnh nhỏ, dòng sông băng và những chú chim cánh cụt. Quả thật rất kỳ diệu”, vị bác sĩ hào hứng. “Chuyến đi từ đảo Signy đến Halley thật tuyệt vời. Những tảng băng nổi rất lớn từ mọi phía, khung cảnh tuyệt đẹp với đàn hải âu và hải cẩu. Giống như có phép màu nào ở đây vậy”, ông hồi tưởng.
Công việc khiến Broadway bận rộn và hạnh phúc. Ông trượt tuyết quanh khu vực này mỗi ngày và đến thăm những con chim cánh cụt hoàng đế cách đó hàng chục km mỗi tháng một lần.
Đo khí tượng là một phần trong công việc của các nhà khoa học ở chung cơ sở với Broadway. Tất cả các dữ liệu như nhiệt đô, độ ẩm... đo tại đây sẽ được chuyển đến Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO).
Broadway bên bàn làm việc. Ông nghiên cứu về ảnh hưởng của điều kiện sống thiếu ánh sáng đến tinh thần và hạnh phúc của con người. Vị bác sĩ cho hay cuộc sống ở cơ sở nghiên cứu của ông rất văn minh. “Chúng tôi vẫn nấu ăn, dùng lò sưởi và 3 chiếc máy phát điện”.
Ảnh chụp chiếc giường của Broadway. “Bạn vẫn có thể mặc quần áo bình thường, bên trong này rất thoải mái, thức ăn cũng khá ngon dù chẳng có gì là đồ tươi cả”, ông bộc bạch. “Chúng tôi có một đầu bếp tuyệt vời, ông ấy chuyên nấu nướng trong nhà hàng. Đồ ăn ngon là thứ vực dậy tinh thần trong điều kiện sống khắc nghiệt”. Các đồng nghiệp của ông thường tạm nghỉ để uống trà, ăn bánh vào lúc 11h và 16h hàng ngày. Một nửa trong số họ là các nhà khoa học, số còn lại là các nhân viên hỗ trợ.
Các nhà khoa học có thể tồn tại trong điều kiện lạnh giá tại Nam Cực nhờ được trang bị loại quần áo chuyên dụng, gồm áo khoác dày làm từ chất liệu ventile đặc biệt, áo jacket tuyệt đối chống thấm... Việc liên lạc ở xứ lạnh này cũng gặp nhiều hạn chế. Broadway chỉ gõ 200 từ bằng chiếc máy đánh chữ và gửi về cho gia đình mỗi tháng một lần.
(Theo Daily Mail, Zing)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.