»

Chủ nhật, 19/01/2025, 06:24:42 AM (GMT+7)

Cùng người dân gây dựng sinh kế bền vững trên Phá Tam Giang Tin ảnh

(22:28:36 PM 07/06/2014)
(Tin Môi Trường) - Như TMT đã thông tin, nhân ngày Môi trường Thế giới 5/6/2014, Quỹ PARAFF đã tổ chức cho một số phóng viên môi trường đi thăm Dự án "Huy động sự tham gia của ngư dân để bảo vệ môi trường phá Tam Giang" thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế (HUSTA). Cùng xem phóng sự ảnh "Cùng người dân gây dựng sinh kế bền vững trên Phá Tam Giang" của tác giả Nguyễn Thị Hoàng Yến thực hiện trong chuyến đi


Chiều trên phá Tam Giang.


Quảng Lợi và Quảng Thái là hai xã nghèo nằm ven bờ tây của phá Tam Giang thuộc huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Hai xã này là địa bàn triển khai hoạt động của dự án Huy động sự tham gia của người dân bảo vệ môi trường Phá Tam Giang. Hai xã này có 1.500ha mặt nước phá Tam Giang, chiếm gần 30% tổng diện tích tự nhiên của cả hai xã, nhưng lại chỉ xấp xỉ 7% tổng diện tích mặt nước của cả hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai. Được biết đến là đầm phá lớn nhất Đông Nam Á, hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai trải dài khoảng 70km, có diện tích hơn 22.000ha trên địa phận huyện Quảng Điền và 4 huyện nữa đều thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.
 


Một gia đình ngư dân đang thả lừ bắt cá trên phá Tam Giang.  

 
Việc thả quá nhiều lừ, cùng với các cách thức và phương tiện đánh bắt mang tính hủy diệt như dùng xiếc/kích điện, cào lươn đã làm tổn hại nghiêm trọng đến môi trường đầm phá trong nhiều năm gần đây.

Các lớp tập huấn và hoạt động truyền thông của dự án cho người dân về luật Bảo vệ môi trường và bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã góp phần đem lại ảnh hưởng tích cực đến ý thức của người dân, giúp họ suy nghĩ đến việc hành động của chính họ đã ảnh hưởng đến môi trường như thế nào. Ở cả năm chi hội nghề cá tại hai xã Quảng Lợi và Quảng Thái, các hộ gia đình đã đăng ký số lượng lừ để có sự kiểm soát và đảm bảo không còn việc thả lừ bừa bãi giúp khôi phục môi trường sinh thái cho phá Tam Giang.
 
 
Hai ngư dân trong số 10 gia đình được dự án hỗ trợ xây dựng lồng cá ở xã Quảng Thái.
 

Việc tham vấn, thảo luận với người dân ngay từ khi lên ý tưởng đã giúp dự án thống nhất hình thức hỗ trợ 50% chi phí đầu tư lồng cá, phần còn lại do các gia đình được nhận hỗ trợ tự lo. Để người dân cùng đóng góp, theo nhận định của ông Phan Nông, phó chủ tịch UBND xã Quảng Thái “tránh được sự ỉ lại của người hưởng lợi… Khi họ góp vốn của họ trong đó, họ cũng muốn bảo vệ nguồn vốn”. Người dân cũng được tham gia trong các bước của dự án, ví dụ khi làm lồng cá, người dân được chủ động việc mua nguyên vật liệu, họ cũng được tự chọn và mua giống cá phù hợp.
 


Lồng cá trên Phá Tam Giang
 
Nuôi cá lồng hoàn toàn không phải là ý tưởng mới cho người dân vùng phá. Theo ông Phan Nông, phó chủ tịch UBND xã Quảng Thái, Đại học Nông Lâm đã đưa mô hình nuôi cá lồng trên phá từ năm 2004. Tuy nhiên cách nuôi cá lồng này phát triển theo hướng tự phát, và không quản lý nổi nên đến khoảng 2007-2008, nuôi cá lồng bị khủng hoảng thừa, chi phí lớn và còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Tập huấn kỹ thuật cùng các lớp tập huấn và hoạt động truyền thông cho người dân về luật Bảo vệ môi trường và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cũng đã đem lại ảnh hưởng tích cực đến ý thức của người dân. Trước đây mỗi chi hội nghề cá của xã Quảng Thái có đến 300-400 lồng cá, thì con số này đã giảm đi còn dưới 200 lồng, nhiều gia đình trước đây có đến 7-8 lồng, giờ họ chỉ nuôi 2 lồng.
 
 

Bác Nguyễn Nhân, 57 tuổi, ở thôn Ngữ Mỹ Thanh xã Quảng Lợi là một trong 10 hộ ngư dân được dự án hỗ trợ mô hình lồng cá. Được tham gia tập huấn về kỹ thuật chăm nuôi cá, gia đình bác còn chủ động tự đầu tư riêng một lồng cá (ảnh). Theo bác, đầu tư cho nuôi cá lồng rẻ hơn rất nhiều so với nuôi tôm mà gia đình bác đã thử và thất bại trước đó. Tính ra, cả việc làm lồng và cá giống hết khoảng 6 triệu đồng, trong khi đó, đầu tư nuôi tôm hết ít nhất 30 triệu năm, chưa tính đến đầu tư làm hồ nuôi hết khoảng 120 triệu. Tham gia các lớp tập huấn của dự án, bác Nhân và các ngư dân khác trong chi hội nghề cá đã biết lượng sức của mình và quan tâm đến việc quản lý môi trường, và tăng chất lượng sản phẩm.
 
 

Chuôm hay trộ chuôm là một trong hai mô hình sinh kế bền vững được dự án xây dựng và hỗ trợ cho 5 chi hội nghề cá của hai xã nghèo Quảng Lợi và Quảng Thái của huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế. Trộ chuôm là một vùng mặt nước nhân tạo có chức năng, nhiệm vụ như một tiểu khu sinh thái hoàn chỉnh, để bảo vệ thủy sản. Trộ chuôm là nơi trú ẩn, sinh đẻ của các loài thủy hải sản trên đầm phá, việc khai thác không bừa bãi nữa mà sẽ tuân theo quy định chung, do đó giúp khôi phục cân bằng sinh thái trên đầm phá Tam Giang.
 
Hoàng hôn trên phá Tam Giang.
 
Dự án Huy động sự tham gia của người dân bảo vệ môi trường Phá Tam Giang mới đi được nửa chặng đường, nhưng đã có nhiều kết quả khả quan. Dự án đã chứng minh được việc trao quyền quản lý mặt nước cho cộng đồng, các hỗ trợ về kỹ thuật, kết hợp với việc nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường, và sự tham gia của họ trong các bước của dự án, không thể tách ra được với hỗ trợ để người dân có được sinh kế bền vững. Đây cũng chính là một cách thức quản lý hiệu quả cho chính quyền, góp phần khôi phục và bảo vệ môi trường phá Tam Giang tốt hơn.

Dự án "Huy động sự tham gia của người dân bảo vệ môi trường Phá Tam Giang" của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế là một đề xuất dự án xuất sắc trong danh sách 14 dự án được chọn đợt đầu tiên trong tổng số 4 đợt kêu gọi đề xuất sáng kiến mà Quỹ PARAFF tài trợ. Được đặt dưới sự quản lý của Văn phòng Quốc hội, Quỹ PARAFF được thành lập với mục tiêu hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ tham gia vào quá trình xây dựng và giám sát việc thực thi chính sách pháp luật ở trung ương và địa phương, qua đó nhằm tăng cường sự tham gia của người dân và trách nhiệm giải trình trong quá trình hoạch định chính sách và xây dựng pháp luật tại Việt Nam. Quỹ PARAFF hoạt động với sự hỗ trợ từ Chính phủ Đan Mạch và Chính phủ Vương quốc Anh và Bắc Ai Len.

NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cùng người dân gây dựng sinh kế bền vững trên Phá Tam Giang

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI