Có hay không "tập đoàn" trộm cây ở Ninh Bình?
(11:36:55 AM 07/07/2011)>>Cây cảnh biến thành... tù binh
Tình trạng trộm cắp cây cảnh diễn ra trên khắp tỉnh Ninh Bình, nhưng tập trung nhất, bức xúc nhất vẫn là địa bàn thành phố. Tại TP. Ninh Bình, bọn “cảnh tặc” không tha nhà ai, từ người dân bình thường đến quan chức cấp cao của tỉnh, thậm chí cả quan chức an ninh.
Theo ông Đinh Văn Giang, Phó Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh phường Đông Thành (TP. Ninh Bình), qua theo dõi, tìm hiểu, ông thấy ở Ninh Bình có vài “tập đoàn” trộm cắp cây cảnh rất chuyên nghiệp. Chúng phân chia nhiệm vụ cho từng nhóm. Một nhóm chuyên theo dõi phát hiện sơ hở của chủ vườn, một nhóm đột nhập lấy cây, một nhóm điều khiển ôtô tải, xe cẩu và một nhóm phụ trách mảng tiêu thụ.
Ông Giang cho rằng, ở Ninh Bình đang tồn tại những "tập đoàn" trộm cắp cây cảnh. |
Hoạt động của bọn trộm cây cảnh mỗi ngày thêm chuyên nghiệp và liều lĩnh. Bản thân ông Giang cũng vừa bị chúng cuỗm mất 2 cây sanh quý.
Bước đầu chúng đóng giả người xem cây, mua cây để “chấm” cây đẹp, nhỏ, dễ vận chuyển, nắm được quy luật hoạt động của chủ nhà, hệ thống bảo vệ, sau đó mới tiến hành trộm cây. Nắm rõ đường đi nước bước rồi, chờ đến lúc chủ nhà ngủ say, chúng tiến hành vụ trộm. Chúng dùng súng gây mê hạ gục hai chú chó tinh khôn của ông Giang, cắt rào B40, buộc cây vào cáp, đánh xe cẩu lại gần, nhấc cây qua hàng rào, đặt lên xe tải và chuồn mất. Tiện thể, chúng bê luôn cả 2 chú chó đang mê man về làm thịt ăn mừng.
Anh Nguyễn Đăng Thành rất bức xúc khi phải đóng gông cho cây. |
“Tập đoàn trộm cắp” này rõ ràng không phải là những tên trộm vặt. Chúng sắm đầy đủ thiết bị chuyên dụng, thậm chí cả xe cẩu nhẹ và xe tải. Xe cẩu thường là loại xe Huyndai nhỏ, giá chỉ 200-300 triệu đồng một chiếc xe cũ và xe tải chỉ cỡ 1 tấn chạy nhanh và linh hoạt. Loại xe cẩu này nổ rất êm, tay cẩu vươn xa và khi nhấc cây khỏi hàng rào chỉ phát ra tiếng “tạch tạch” rất nhỏ, không đánh thức được chủ nhà.
Ngoài việc trộm cắp có quy trình, kế hoạch cụ thể, thì hành động của bọn chúng rất hung hãn, sẵn sàng dằn mặt những người cản đường. Ông Mưu, ở thị trấn Yên Ninh (Yên Khánh), từng hô hoán khi bọn trộm vừa diệt chó để trộm cây của hàng xóm, bị chúng trả thù ròng rã nhiều ngày nay. Cứ đêm đến, nghe tiếng xe máy vèo qua đường, lại y rằng có tiếng loảng xoảng. Cứ thỉnh thoảng chúng lại ném chai lọ, gạch đá vào nhà, vỡ tan cả cửa kính. Vợ chồng ông Mưu cứ ra khỏi nhà là phải đội mũ bảo hiểm vì sợ chúng ném vỡ đầu.
Người dân ở Ninh Bình luôn cảnh giác hết sức mới giữ được cây. |
Qua điều tra của chúng tôi, phần lớn cây cảnh trộm được trên địa bàn tỉnh Ninh Nình và vùng lân cận đều đổ về một số gia đình ở phường Ninh Phong (TP. Ninh Bình). Gặp gỡ một số người bị mất cây, sau đó chuộc lại được, thì hầu hết cây cảnh sau khi bị trộm liền có mặt ở nhà mấy người như Q., H., NQ… Nếu cây vừa bị mất, gia chủ đến ngay khu vực này sục sạo thì có thể tìm thấy cây. Rõ ràng là cây của mình bị trộm, song gia chủ phải bỏ tiền ra chuộc. Chỉ chậm chân, là lập tức chúng bán đi nơi khác. Những cây cảnh chúng ăn trộm trị giá vài trăm triệu đồng, song chúng chỉ bán vài chục triệu, nên có người mua ngay lập tức.
Người dân phường Ninh Phong vẫn còn nhớ vụ giang hồ dao kiếm loảng xoảng tại phường này liên quan đến việc trộm cây cảnh.
Người bị mất cây là Dũng “Phủ”, một đại gia buôn bán cây cảnh ở Phủ Giầy (Nam Định), mỗi năm giao dịch cả chục tỷ tiền cây.
|
Mới đây, vào lúc 2h30 sáng, nhóm trộm cây từ Ninh Bình đã đột nhập vườn cây của anh bứng đi mất 4 cây sanh khá đẹp. Sau khi mất cây, anh đã báo công an xã, huyện, tỉnh. Cùng lúc đó, anh thuê mấy chục người đi tìm, kết hợp với hơn 100 người trong hội sinh vật cảnh toàn tỉnh để tìm cây.
Tìm kiếm ở khắp Nam Định bất thành, anh chuyển sang địa bàn Ninh Bình và nhanh chóng phát hiện trong vườn nhà Q. (Ninh Phong, Ninh Bình) có 2 cây sanh của anh, gồm cây dáng trực phân chi anh mua với giá 50 triệu và cây Tam Đa anh mua 130 triệu đồng từ hơn một năm trước. Trong thời điểm này, cây dáng trực phân chi có giá 100 triệu, còn cây Tam Đa của anh được định giá 300 triệu đồng.
Phát hiện 2 cây sanh ở trong nhà Q., anh Dũng đã báo ngay Công an phường Ninh Phong, Công an TP. Ninh Bình và Công an Vụ Bản (Nam Định). Tuy nhiên, lực lượng công an triển khai hơi chậm, nên chúng đã tẩu tán mất một cây.
Dùng thép xoắn rất dai để trói cây. |
Điều đáng nói, theo lời anh Dũng, khi lực lượng công an xuống, vào lúc 15h30, tại nhà Q., có 20 đối tượng đầu gấu, tóc nhuộm xanh đỏ, tay lăm lăm kiếm mác bảo vệ mấy chục cây cảnh không rõ nguồn gốc. Chúng lớn tiếng tuyên bố, nếu bất kỳ ai vào nhà, sẽ không có đường về. Sau đó, 20 đối tượng ngày đêm túc trực, bảo vệ những cây cảnh có nguồn gốc trộm cắp.
Không lấy lại được cây, Dũng “Phủ” bỏ tiền thuê mấy chục đầu gấu ở Nam Định, cũng gậy gộc kiếm mác tìm đến nhà Q. để tính sổ. Có lẽ, sức mạnh cả tiền bạc lẫn “quân sự” của Dũng “Phủ” đã át vía Q., nên Q. đành để Dũng “Phủ” bứng cây về. Hiện tại, cây sanh của Dũng “Phủ” vẫn để trong vườn, chờ cơ quan chức năng giải quyết xong mới tính đến chuyện bán.
Theo số liệu từ Công an tỉnh Ninh Bình, từ đầu năm 2011 đến nay, tại địa bàn Ninh Bình đã xảy ra hơn 20 vụ trộm cắp cây cảnh. Các vụ trộm cây tập trung chủ yếu ở TP. Ninh Bình, Yên Khánh, Yên Mô, Thị xã Tam Điệp... Bọn trộm cây cảnh có thủ đoạn hết sức liều lĩnh, manh động, đang gây bức xúc rất lớn cho nhân dân. Qua công tác nghiệp vụ, Công an tỉnh Ninh Bình đã khám phá 15 vụ, bắt giữ 35 đối tượng, thu hồi hàng chục cây cảnh có giá trị lớn trả lại cho người bị hại.
Giới chơi cây cho biết, thời gian gần đây, khi người chơi cây ở Ninh Bình cảnh giác tuyệt đối với nạn trộm cắp cây cảnh, thì “tập đoàn trộm cây” đã chuyển hướng hoạt động sang Nam Định. Tại Nam Định, đã có nhiều chủ vườn bị mất cây, trong đó có những cây được định giá tiền tỷ bị chúng bứng đi mất.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.