Chuyện lạ Ninh Bình: Cây sung mọc quả chi chít nhưng không ai dám hái ăn
(20:59:56 PM 10/05/2021)(Tin Môi Trường) - Cây sung mọc quả chi chít từ gốc lên đến tận ngọn, quả có quanh năm xuất hiện tại xóm 2, xã Mai Sơn (huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) nhưng không ai dám hái lá, quả để ăn. Cây sung lạ ở Ninh Bình đã trường tồn hàng trăm năm, và được coi là biểu tượng tâm linh của vùng đất này.
>> Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan >> Lâm Đồng: Đưa vụ Đồi Cù vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực >> PGS.TS. Đỗ Văn Dung được bầu làm Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh Ninh Bình >> Lan tỏa khát vọng của những người con Bình Định xa quê >> Hội BVTN&MT tỉnh Đồng Nai khắc phục khó khăn, duy trì những hoạt động thiết thực
Cây sung biểu tượng tâm linh của dân làng
Nằm cách trung tâm thành phố Ninh Bình (tỉnh Ninh Bình) gần 10 km, cây sung lạ cho ra quả quanh năm ở xóm 2, xã Mai Sơn, huyện Yên Mô đang được người dân nơi đây chăm sóc, bảo vệ, coi như biểu tượng tâm linh của dân làng.
Cây sung kỳ lạ ở tỉnh Ninh Bình cho quả quanh năm, không ai dám hái lá, quả để ăn. Ảnh: Vũ Thượng
Theo người dân xóm 2 cho biết, cây sung đã gắn bó với người dân như máu thịt, trải qua hàng trăm năm với những khắc nghiệt của thời gian, đã từng chịu rất nhiều trận bom đạn dội xuống trong những năm tháng chiến tranh, cây vẫn sừng sững, tỏa bóng mát che chở xóm làng.
Ngay từ đầu đường lớn xã Mai Sơn (huyện Yên Mô) đã có biển chỉ dẫn người dân vào tham quan cây sung. Ảnh: Vũ Thượng
Trò chuyện với phóng viên, ông Hoàng Xuân Tới (sinh năm 1954, xóm 2, xã Mai Sơn) nói: "Tôi lớn lên đã thấy cây sung mọc ở đây rồi, theo cha tôi kể lại. Cây sung này mọc trước khi thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta".
Cây sung tại xã Mai Sơn, huyện Yên mô cho quả quanh năm nhưng không ai dám hái về ăn. Ảnh: Vũ Thượng
"Lúc đó, quân lính Pháp sang Việt Nam và có đóng quân ở đây, chúng tiến hành xây dựng các lô cốt và có chặt phá cây sung, nhưng không hiểu sao sức sống cây sung vẫn mãnh liệt không bị chết mà còn mọc nhiều cành, ngày càng cao lớn hơn", ông Hoàng Xuân Tới kể thêm.
Cũng theo ông Tới, hằng ngày ông chăm sóc, bảo vệ cây sung "độc" này như chính bản thân mình. Cây sung có ý nghĩa rất lớn không chỉ riêng cá nhân ông mà chung với cả dân làng về sức sống mãnh liệt không khuất phục trước mọi khó khăn.
Quả mọc chi chít không ai dám hái ăn
Quan sát của phóng viên, cây sung được cho là độc lạ ở Ninh Bình bởi ngay từ dưới mặt đất, cây sung đã chia thành 5 cành lớn, với lớp vỏ thân cây màu nâu ánh xám, nhẵn. Các cành nhỏ, phiến lá non và chùm quả với các sợi lông cong xuống hay được che phủ rậm rạp bằng lông tơ mềm màu trắng.
Cây sung kỳ lạ ở tỉnh Ninh Bình quả mọc từ gốc lên tới tận ngọn. Ảnh: Vũ Thượng
Quả mọc thành chùm trên các cành nhỏ ngắn trên thân, đôi khi ở nách lá trên các cành non hay trên các cành nhỏ không lá đã già, mọc thành cặp, màu cam ánh đỏ khi chín, hình quả lê.
Cây sung mọc từng chùm quả, với thân vỏ màu nâu ánh xám. Ảnh: Vũ Thượng
Mặc dù, cây sung này quả mọc chi chít, có quả quanh năm nhưng không ai dám hái ăn có thể đây là sự tôn nghiêm, trân quý về sức sống kỳ lạ mà trong những năm tháng chiến tranh, cây vẫn sừng sững, tỏa bóng mát che chở xóm làng.
Với sức sống mãnh liệt, cây sung này được cho là báu vật của dân làng. Anh: Vũ Thượng
Ông Hoàng Ngọc Trung (sinh năm 1955, xóm 2, xã Mai Sơn) tâm sự: "Cây sung này đối với chúng tôi coi như một báu vật, một minh chứng sống từ thời Pháp thuộc và trường tồn đến muôn đời sau. Ở đây từ người già, đến trẻ nhỏ đều không ai dám tự ý hái quả để về ăn nếu chưa làm lễ. Sự tích về cây sung này thật sự như bài học sống, hình ảnh để dạy con cháu cố gắng vượt qua mọi khó khăn.
(Vũ Thượng/ Dân Việt)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
- Cây còng "cô đơn" ở miền Tây thu hút nhiều người đến chụp hình
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.