Chợ cá lớn nhất thế giới ở Nhật Bản - nơi bán những con cá triệu USD
(20:33:46 PM 13/01/2018)(Tin Môi Trường) - Chợ cá Tsukiji tại Tokyo, còn được gọi với cái tên "Phố Wall cá", là nơi bán những con cá tươi ngon nhất thế giới với giá trị sản lượng tương đương 21 triệu USD mỗi ngày.
>> Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông >> Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ >> Bão Krathon dự báo vào Biển Đông nhưng đột ngột vòng lên phía Đài Loan >> Việt Nam, Nhật Bản cùng dự báo ngày 17-9 áp thấp nhiệt đới có thể vào Biển Đông thành bão số 4 >> Vinamilk truyền cảm hứng về phát triển bền vững qua cuộc thi Robot lớn nhất năm dành cho học sinh cả nước
Chợ cá Tsukiji, thuộc quận Tsukiji, Tokyo, gần quận mua sắm Ginza xa hoa và sông Sumida. Khoảng thời gian lý tưởng để đến thăm Tsukiji là trước khi mặt trời mọc, lúc ngư dân mang cá tới và các cửa hàng chuẩn bị cá để bán. Ảnh: Business Insider.
Chợ được chia làm 2 khu. Chợ ngoài là khu vực nhà hàng sushi, cửa hàng bán buôn nguyên liệu cho nhà hàng và cửa hàng tạp hóa. Chợ trong là nơi những người bán buôn xử lý cá và bán cho các nhà hàng. Mặc dù chợ mở cửa lúc 3h sáng, khách du lịch chỉ được vào sau 10h. Ảnh: Universal Images Group Editorial.
Chợ cá Tsukiji luôn bận rộn. Xe chở các thùng xốp vận chuyển cá lướt qua mọi ngõ ngách với tốc độ cao. Những người bán cá sẽ không chậm lại vì các khách du lịch đi tham quan chợ. Ảnh: Business Insider.
Tsukiji được thành lập vào năm 1935, nhưng truyền thống chợ cá bên sông bắt đầu từ thế kỷ 16. Tướng quân Ieyasu cho ngư dân quyền đánh bắt cá với điều kiện là họ cung cấp thức ăn cho Thành Edo. Những ngư dân thời đó bán chỗ cá còn lại tại chợ gần sông. Ảnh: Business Insider.
Chợ trong có tất cả khoảng 900 người bán buôn. Mỗi người có một gian hàng nhỏ và dường như họ làm tất cả việc đặt hàng và kế toán theo cách thủ công. Ảnh: Business Insider.
Phía sau chợ là các cửa hàng nhỏ, nơi người dân ở chợ mua đồ ăn vặt, báo và các công cụ làm sạch cá. Ảnh: Business Insider.
Chợ bán hơn 480 loại thủy hải sản mỗi ngày và 270 loại sản vật khác nhau. Nhiều người tính toán rằng chợ cá này thu được 4 tỷ USD hàng năm. Giáo sư Nhân học nghiên cứu về văn hóa sushi tại Harvard, Ted Bestor, đã gọi nơi này là "trung tâm đầu mối của ngành công nghiệp đánh bắt cá toàn cầu". Ảnh: Business Insider.
Ngôi sao của chợ cá là cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương, được người Nhật coi là "vua sushi". Dường như ít nhất một nửa các gian hàng đều đang chuẩn bị loại cá này để bán. Ảnh: Business Insider.
Khu vực nổi tiếng nhất trong chợ là nơi bán đấu giá cá ngừ diễn ra hàng ngày lúc 3h sáng. Hàng nghìn người đến chỉ để được một lần nhìn thoáng qua buổi đấu giá cá ngừ nổi tiếng thế giới. Tuy nhiên mỗi ngày, chỉ 120 khách du lịch được xem buổi đấu giá. Hầu hết cá ngừ vây xanh được bán ở mức giá từ 2 nghìn đến 20 nghìn USD, tùy vào kích thước, lượng chất béo và dầu ảnh hưởng đến độ ngon của cá. Ảnh: Reuters.
Chủ tịch của Kiyomura Co, Kiyoshi Kimura, sở hữu chuỗi cửa hàng Sushi Zanmai, xẻ con cá ngừ vây xanh nặng hơn 200 kg, có giá 633 nghìn USD trước nhà hàng sushi của ông trong chợ. Ông đã thắng các cuộc đấu giá đầu năm mới trong 6 năm liên tiếp. Có những con cá lên tới cả triệu USD. Ảnh: Reuters.
Những con cá ngừ được vận chuyển tới từ mọi nơi trên thế giới được đông lạnh trong vòng 24 giờ sau khi đánh bắt. Sau đó, người bán cá làm sạch và rã đông chúng. Cá được cắt thành những khoanh nhỏ với máy cưa vòng. Ảnh: Business Insider.
Những người buôn thái lát cá thành từng miếng bán cho các nhà hàng sushi cao cấp trong thành phố. Một số người còn massage hoặc nói chuyện với cá trong lúc đó. Ảnh: Business Insider.
Sau khi tham quan, khách du lịch có thể đến bất kỳ nhà hàng sushi nào trong chợ và thưởng thức món cơm sushi kaisendon làm từ chính những con cá tươi ngon. Ảnh: Business Insider.
( Ngọc Hà/Zing)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.