Theo Top10things, cây cầu khỉ ban đầu được làm một cây tre dài để làm sàn có thể qua lại thêm vào đó là một tay vịn được làm từ tre hoặc dây thừng. Tên gọi của cây cầu này được bắt nguồn từ động tác của những chú khỉ, cũng giống với những động tác mà người qua cầu phải làm để có thể đi qua cầu an toàn mà không bị rơi xuống dòng nước xoáy.
Những cây cầu này được cư dân địa phương dựng lên để nối liền giữa bờ của hai dòng sông hoặc bắc qua kênh rạch ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Nhiều người nước ngoài từng ghé thăm Việt Nam nói đùa: “Cây cầu này đến khỉ cũng qua được tại sao những người Việt Nam thế hệ sau không thể qua được và lại đòi dỡ bỏ chúng”. Cầu khỉ hiện nay được gắn liền với những hình ảnh bình dị của người Việt Nam và cũng được xem là một nét văn hóa riêng chỉ có ở Việt Nam.
Cầu Seven Mile, Mỹ
Đúng như tên gọi, cây cầu này dài 7 dặm ở Floria nối từ vịnh Mexico với eo biển Floria. Đây được coi là một trong những cây cầu dài nhất thế giới. Chính xác chiều dài của nó là 6.79 dặm tương đương 10,93km.
Mục đích sử dụng ban đầu của chiếc cầu là dùng làm đường ray xe lửa, được xây dựng trong gần 5 năm, từ năm 1908 - 1912. Nó là một phần đường ray xuyên biển của Henry Flagler giữa Miami và Key West.
Năm 1935, một cơn bão đổ bộ ngay trong ngày Quốc tế Lao Động phá hủy nặng nề đường ray này. Sau đó, Chính phủ tiếp quản đường ray và biến nó thành đường cho xe chạy.
Vào năm 1980 chiếc cầu cũ đóng cửa để sửa chửa và chiếc cầu Seven Mile Bridge ngày nay được hoàn thành vào tháng 5/1982.
Thực tế di chuyển qua cây cầu này không nguy hiểm song vị trí của nó dễ dàng “hứng bão” và có thể nhanh chóng bị xóa sổ.
Cầu sông Sidu, Trung Quốc
Cầu sông Si Du (còn được biết tới là cầu Siduhe), nằm bắc qua một hẻm vực sâu gần Yesanguan, huyện Ba Đông, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc là cây cầu cao nhất thế giới, ở độ cao 496m.
Nhịp chính của cầu dài 900m. Ngay cả với những người dũng cảm nhất cũng không dám nhìn xuống phía dưới khi di chuyển qua cây cầu này.
Cầu Hussaini Hanging, Pakistan
Ở một đất nước có thể dễ dàng thấy được những quảng cáo về máy bay hay các phi cơ thế hệ mới chắc không ai nghĩ người dân ở vùng Gilgit-Baltistan, phía Bắc Pakistan lại phải di chuyển qua lại trên một chiếc cầu thô sơ và rình rập hiểm nguy như Hussaini Hanging.
Do những chấn động địa chất vào năm 1978 và những nhà chức trách tại đây có vẻ cũng không quan tâm đến việc xây dựng cầu đường nên cây cầu Hussaini đã mọc lên. Cây cầu được làm từ những miếng gỗ và những sợi dây thừng tết lại.
Những người từng đi qua cầu kể lại rằng rất nhiều miếng gỗ đã mục nát. Mỗi lần có cơn gió thổi qua là những người đi trên cầu có thể thưởng thức trò chơi xích đu mạo hiểm. Hiện nay cầu Hussaini đang thu hút được rất nhiều khách du lịch cũng như những nhà thám hiểm muốn thử sức trên cây cầu này.
Cầu vịnh Chesapeake, Mỹ
Cây cầu nằm tại Maryland được đặt tên theo vị thống đốc của Maryland, người đã khởi công xây dựng cây cầu nối liền nhiều vùng miền của nước Mỹ.
Cây cầu được khánh thành vào năm 1952 với chiều dài gần 7km đã trở thành cây cầu trên mặt nước lớn nhất lúc bấy giờ. Ngày nay cây cầu này là một phần của đại lộ 50 và 301 nối liền đến nhiều nơi như Ocean City, đảo Assateague, Virginia, phía Bắc Delaware và thậm chí còn dẫn đến cả Thủ đô Washington D.C.
Tuy nhiên, ngay cả những lái xe chuyên nghiệp cũng rất sợ cây cầu này vì nó thường xuyên phải hứng chịu những trận bão lớn.
Cầu Mackinac, Mỹ
Còn có tên Big Mac và Mighty Mac, cầu Mackinac băng ngang eo biển Straits of Mackinac để nối hai bán đảo Trên (Uper spenisula) và Dưới (Lower spenisula) của bang Michigan, Mỹ.
Tốc độ gió trên cầu thường vượt quá 30 dặm/ giờ, khiến những người đi trên cầu có cảm giác mình sắp bị hất phăng xuống sông.
Cầu treo Capilano, Canada
Cầu treo Capilano là một cây cầu có cấu trúc khá đơn giản nằm phía trên con sông Capilano ở phía Bắc Vancouver, Canada. Nó được xây dựng lần đầu vào năm 1889 bởi George Grant Mackay, một kỹ sư người Scotland.
Đây là một chiếc cầu rất cao, hẹp và thường xuyên rung lắc. Sàn của cây cầu này được làm từ gỗ và đá mỗi khi bước lên sẽ tạo ra tiếng cọt kẹt cùng với những đợt “lắc” có thể những người đi trên cầu “rợn tóc gáy”.
Cầu treo Trift, Thụy Sỹ
Với chiều cao gần 100m, cầu treo bắc ngang qua con sông đóng băng Trift thực sự là một thử thách với những người thích chinh phục độ cao.
Được xây dựng vào năm 2004, cầu Trift trở thành cây cầu cao nhất thuộc dãy núi Alps. Đến năm 2009, cây cầu được sửa sang lại với phần tay vịn cao hơn và dây cáp chắc chắn hơn.
Cầu Royal Gorge, Mỹ
Cầu Royal Gorge là một cây cầu thu hút rất nhiều lượt khách du lịch mỗi năm đến thành phố Canon, Colorado. Nằm trong khu công viên rộng 150ha, là một cây cầu dài 382m rộng 5,5m cao 296m nằm trên lưu vực con sông Arkansas, cầu Royal Gorge là cây cầu cao nhất Bắc Mỹ và nó giữ kỷ lục này từ năm 1929 cho đến năm 2003.
Được hoàn thiện vào năm 1929 cây cầu này hoàn toàn không có cáp vững chắc để có thể chịu được những đợt gió lớn cho đến tận năm 1982. Hiện nay cây cầu treo này được mắc cố định vào hai cột trụ cao 46m và toàn bộ chiều dài của cây cầu được tạo thành từ 1292 tấm gỗ.
Cầu Aiguille du Midi, Pháp
Tọa lạc trên đỉnh dãy núi Aiguille du Midi, cây cầu cao 3.842m này thực sự là nỗi ám ảnh lớn đối với những người sợ độ cao. Đứng từ trên cầu nhìn xuống, bạn sẽ ngay lập tức có cảm giác chóng mặt, buồn nôn, nhưng thật may mắn là cây cầu đủ ngắn để những người yếu tim có thể vượt qua.
Tọa lạc trên dãy núi Aiguille du Midi tại Pháp, dãy núi cao 3.842m này sở hữu vô số những kỷ lục. Để lên được chiếc cầu này du khách phải đi trên một chiếc xe cáp được xây dựng từ năm 1955, chiếc xe được mệnh danh là xe cáp leo cao nhất trên thế giới (từ độ cao 1.035m cho đến 3.842m). Những ai sợ độ cao chắc khó lòng có thể đi trên chiếc cầu này.