Cận cảnh người dân Quảng Bình ráo riết chạy lũ
(21:04:40 PM 31/10/2016)(Tin Môi Trường) - Chưa hết bàng hoàng sau cơn lũ vừa trải qua, sáng 31-10, người dân Quảng Bình ráo riết chạy lũ trước lo sợ nguy cơ lũ chồng lũ.
>> Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi >> Vinamilk hỗ trợ hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân vùng lũ >> Thanh Hóa: Bờ sông Chu sạt lở, người dân lo làng bị "nuốt" >> Lễ đón nhận Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đầu tiên ở Quảng Bình >> 15 phút nước lũ đã dâng tới cổ, người dân dỡ nóc nhà kêu cứu
80 học sinh 3 cấp học và 50 trẻ mẫu giáo của thôn Thuận Hòa, xã Quảng Trường, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình không đến trường được do cầu phao bị gãy - Ảnh: Phạm Văn Thức
Trường học vùng thấp trũng phải đóng cửa - Ảnh: Phạm Văn Thức
Lũ vẫn tiếp tục tràn về với cường độ mạnh nhưng chưa chạm mốc lũ lịch sử - Ảnh: Phạm Văn Thức
Mồ mả của người dân cũng chìm trong mưa lũ - Ảnh: Phạm Văn Thức
Người dân xã Châu Hóa dựng lều bạt che mưa cho xe máy và trâu bò tránh lũ - Ảnh: Phạm Văn Thức
Chị Nguyễn Thị Huề, xã Châu Hóa cho biết đợt lũ trước, chị mất con lợn nái hơn 2 tạ, may mà còn hai con bò nhưng giờ thì gay go không biết lấy gì cho bò ăn - Ảnh: Phạm Văn Thức
Vợ chồng anh Trương Văn Thế và chị Đậu Thị Thắm cũng ở xã Châu Hóa. Bữa trước lũ về nhanh quá nên vợ chồng chị không dọn kịp nên tài sản, nay dù lũ nhỏ hơn nhưng phải cho đồ đạc lên từ trước - Ảnh: Phạm Văn Thức
Và mấy chuồng gà cũng đã sẵn sàng chạy lũ - Ảnh: Phạm Văn Thức
Các cô giáo trường tiểu học Mai Hóa có mặt tại trường để làm việc với phương châm: Nước rút đến đâu quét dọn bùn lũ đến đó - Ảnh: Phạm Văn Thức
Mặc dù đã sau lũ đã nửa tháng nhưng khúc đường Quốc lộ 12A đoạn chạy qua xã Mai Hóa vẫn chưa được xử lý và sửa chữa - Ảnh: Phạm Văn Thức
Ngập lụt ở xã Cảnh Hóa - Ảnh: Phạm Văn Thức
13h ngày 31-10 mưa đã ngớt nhưng những vùng cồn bãi dọc hai bờ sông Gianh vẫn đang bị cô lập và chia cắt - Ảnh: Phạm Văn Thức
Sông Gianh mùa lũ - Ảnh: Phạm Văn Thức
Một đoạn đường ở thị trấn Lê Ninh - Lệ Thủy, Quảng Bình ngập trong lũ - Ảnh: Hoàng An
Một hộ dân huyện Lệ Thủy chìm trong nước lũ - Ảnh: Hoàng An
Nước sông Mỹ Đức lên rất nhanh - Ảnh: Hoàng An
Huế: Trường học ngập lụt do nước mưa thoát chậm
Dù mưa không lớn nhưng ở khu vực Trường tiểu học Lộc Trì 1, thuộc xã Lộc trì, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế) bị ngập, hàng trăm học sinh phải nghỉ học trong sáng 31-10.
Nước mưa thoát chậm gây ngập khu vực trường tiểu học Lộc Trì 1 - Ảnh: Công Tuyển
Đoạn quốc lộ 1 đi qua trước trường Trường tiểu học Lộc Trì 1 dù được nâng cao nhưng vẫn bị ngập, nước tràn qua quốc lộ 1 gây khó khăn cho việc đi lại. Nhiều nhà dân cũng bị ngập.
Người dân sống trong khu vực này cho rằng ngập lụt ở đây là do sự bất hợp lý của hệ thống thoát nước. Khi có mưa ở vùng núi Bạch Mã, một lượng nước đổ về đồng bằng rồi thoát ra đầm theo hai hướng là sông Cầu Hai và sông Hói Rui.
Nhưng từ khi san lấp mặt bằng xây dựng dòng chảy đã bị chặn lại, hệ thống cống thoát thì quá nhỏ và bố trí không hợp lý, làm nước không thoát kịp, dẫn đến ngập lụt.
Nước ngập và tràn qua quốc lộ 1 - Ảnh: Công Tuyển
Ông Cái Trọng Như - chủ tịch UBND xã Lộc Trì - cho biết tình trạng ngập ở khu vực này diễn ra nhiều năm. Khi thi công dự án mở rộng quốc lộ 1, chính quyền xã đề nghị chủ đầu tư là Ban quản lý dự án 4 - Cục đường bộ cần mở rộng cống thoát nước qua quốc lộ và khơi thông mương thoát nước về phía sông Hói Rui nhưng đơn vị thi công vẫn không thực hiện đề nghị này.
Vì vậy, theo ông Như, lần này nước mưa không thoát kịp đã gây ngập.
Theo TTO
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.