Cận cảnh cách đánh bắt cá độc đáo của ngư dân Nhật
(16:05:40 PM 13/07/2014)
Đây là những hình ảnh thường thấy trên sông Nagara (tình Gifu, Nhật Bản) vào những lúc chạng vạng mỗi ngày
Phương pháp đánh cá bằng chim cốc được người dân địa phương gọi là “Ukai”.
Để đánh bắt bằng cách này, mỗi thuyền có một ngọn lửa lớn treo ở phía trước, một người cầm dây điều khiển khoảng 10 con chim cốc xông xáo đi bắt cá trong ánh hoàng hôn.
Chim cốc là một loài chim biển có kỹ năng săn cá hết sức điêu luyện nên được ngư dân Nhật Bản chọn làm bạn đồng hành trong mỗi buổi đi đánh cá.
Việc sử dụng chim cốc để bắt cá trên sông Nagara bắt đầu từ hơn 1.300 năm trước đây, và là cách để các ngư dân nuôi sống gia đình mình.
Dưới sự bảo trợ của Hoàng gia, sông Nagara vẫn giữ được sự trong sạch của mình, cho phép việc đánh bắt cá bằng chim cốc diễn ra liên tục qua các thời đại.
Chim cốc sở hữu chiếc mỏ vừa to vừa dài nên có thể đựng cá săn được ngay trong mỏ. Ngoài ra, ngư dân còn khéo léo chặn lấy một phần cổ chim nên chúng chỉ có thể nuốt được những con cá nhỏ. Cùng lúc, chim cốc có thể giữ 6 con cá trong mỏ mình.
Sau khi đầy cá trong mỏ, ngư dân đưa chim cốc lên bờ và móc ra những con cá từ trong mỏ của chúng.
Đánh cá bằng chim cốc từng là một ngành công nghiệp có lợi nhuận nhưng không thể so sánh với các phương pháp đánh bắt hiện đại nên phương pháp này hiện nay được thành phố Gifu duy trì thực hiện nhằm thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới.
Và đây là chiến lợi phẩm mà những con chim cốc khéo léo mang về cho ngư dân Nhật Bản.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
- Cây còng "cô đơn" ở miền Tây thu hút nhiều người đến chụp hình
Bài viết mới:
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ (22/11/2024)
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam (22/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.