Cà Mau: Biển ngoạm đất liền
(09:30:17 AM 19/09/2011)Khi con sóng chẳng gặp rừng xanh
Tại mũi Cà Mau, các nhà khoa học đã đo được mỗi năm bãi bồi lấn ra biển Tây và biển Đông đến 80m. Nghĩa là mỗi năm đất nước ta dài ra thêm 80m nữa từ mũi đất này. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, do diễn biến thất thường của thời tiết, Cà Mau mất đi số diện tích đất đáng kể để bù cho cái sự nối dài này. Theo tính toán của Chi cục Thủy lợi tỉnh, với hệ thống sông ngòi chằng chịt có tổng chiều dài hơn 8.000km; bờ biển dài 254km, nạn sạt lở đã làm diện tích đất của Cà Mau mất đi khoảng 927ha/năm.
Ông Nguyễn Long Hoai - Chi cục trưởng - cho biết: “Cà Mau trong những năm gần đầy xuất hiện nhiều điểm sạt lở nghiêm trọng. Đáng chú ý là địa bàn xã Khánh Tiến, huyện U Minh. Nhiều đoạn đê không còn dãy rừng phòng hộ, sóng biển cuốn đến chân đê. Tình trạng báo động vỡ đê liên tiếp phát đi vào mùa mưa bão. Hơn 1.000 hộ dân với hơn 470ha đất nông nghiệp trong đê bị đe dọa thường xuyên”.
Ngoài ra, còn có các điểm sạt lở khác như: Bãi Khai Long, mũi Cà Mau, cửa biển Gành Hào (xã Tân Thuận , huyện Đầm Dơi). Đáng chú ý nhất là tình hình sạt lở đê biển Tây tại Cà Mau đã phát đi tín hiệu báo động từ nhiều năm qua. Trên tuyến đê này có 2.457m có nguy cơ vỡ bất cứ lúc nào. Ông Hoai cho biết, trước đây từ đê ra biển, đoạn ngắn nhất cũng có 50m là thảm rừng thực vật, xa nhất đến 300m, nhưng hiện tại nước biển đã cuốn trôi đi những dãy rừng phòng hộ, đê biển còn trơ lại trước những cơn sóng ngày càng hung hãn.
Nguyên nhân dẫn đến đê biển bị sạt lở có nhiều, nhưng theo Chi cục Thủy lợi, sở dĩ tốc độ tàn phá nhanh là do những cánh rừng ngập mặn làm lá chắn cho con đê bị mất đi do khai thác quá mức, mở đường cho sóng biển xâm thực vào đất liền.
Muốn đê biển đủ sức chống chọi với những cơn sóng dữ mỗi khi biển nổi cơn thịnh nộ không gì hiệu quả bằng tái tạo lại rừng, xen giữa đê và biển.
Chính vì vậy mà phương pháp “kè ly tâm chắn sóng tạo bãi gây rừng” ra đời. Đó là phương pháp dùng cừ bêtông dự ứng lực cắm xuống lòng đất ở độ sâu từ 5 -7m thành hai hàng song song. Đầu cọc được kết nối lại thành khối bêtông, khoảng giữa đổ đá lớn. Với phương pháp này, hàng cừ có tác dụng làm giảm độ mạnh của sóng nhưng không ảnh hưởng đến thủy triều, những hạt phù sa vẫn tràn qua tạo thành bãi bồi bên trong.
Thử nghiệm tại đoạn đê 300m thuộc xã Khánh Tiến, huyện U Minh năm 2010, đến nay bãi bồi đã hình thành, mầm xanh đã mọc lên ven chân đê. Ông Tô Quốc Nam cho biết thêm: “Trước đây, chúng tôi cũng đã đi học tập kinh nghiệm nhiều nơi, nhưng vùng đất này rất khác biệt nên những phương pháp học được đều rất khó áp dụng. Hai phương pháp kè rọ đá và cừ bản nhựa được đưa vào thử nghiệm đã bộc lộ nhiều khuyết điểm. Kè rọ đá chỉ có thể chịu đựng được chừng 3 mùa mưa bão thì rã ra vì dây rọ bị đứt. Người ta từng nghĩ khi dây rọ bị đứt thì có thể kết lại, nhưng thực tế sau 3 năm nằm dưới biển, những tảng đá bị cao hàu bám dày đặc, rất khó tách ra để tái sử dụng, một phần lún sâu xuống lòng phù sa. Còn cừ bản nhựa thì không thể chịu nổi với sóng gió vùng cuối trời này”.
Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau đã có bước sơ kết về hiệu quả của phương pháp “kè ly tâm chắn sóng, tạo bãi gây rừng” vào đầu tháng 7.2010, khẳng định đây là phương pháp cho hiệu quả bền vững nhất trong cuộc chiến chống sạt lở đất trước tình hình biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp. Tuy nhiên, giá thành làm 1m kè lên đến khoảng 40 triệu đồng, tỉnh không đủ kinh phí để áp dụng cho toàn tuyến đê biển Tây dài hơn 27km đang bức xúc và hơn 250km đê biển của Cà Mau.
Một lần nữa bài học về giữ rừng ngập mặn đòi phải trả học phí!
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
- Cây còng "cô đơn" ở miền Tây thu hút nhiều người đến chụp hình
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.