»

Thứ bảy, 18/01/2025, 05:15:04 AM (GMT+7)

Cá chình đục thủng họng chim diệc để thoát thân

(21:20:00 PM 15/11/2020)
(Tin Môi Trường) - Một nhiếp ảnh gia về động vật hoang dã đã chụp được hình ảnh hiếm có khi một con cá chình rắn đục thủng họng chim diệc để thoát thân.

 

Cá[-]chình[-]đục[-]thủng[-]họng[-]chim[-]diệc[-]để[-]thoát[-]thân

Hình ảnh con cá chình rắn chui ra từ cổ chim diệc - Ảnh: Sam Davis
 
Sam Davis, kỹ sư 58 tuổi đến từ Maryland (Mỹ), đã chụp được khoảnh khắc con cá chình rắn chui ra từ họng chim diệc xanh đang bay trên không trung. Davis cho biết ông đã phát hiện sự việc khi săn ảnh trong trung tâm trú ẩn dành cho động vật.
 
“Tôi đến đó để chụp ảnh cáo, đại bàng và bất cứ thứ gì thú vị thì phát hiện có hai con đại bàng nhỏ bay theo chim diệc. Tôi đoán chúng biết có thức ăn. Ban đầu, tôi nghĩ chim diệc bị rắn hoặc lươn cắn vào cổ. Nhưng khi trở về nhà và chỉnh sửa ảnh, tôi nhận ra đó là một con cá chình rắn. Tôi có thể nhìn rõ mắt nó và nó vẫn còn sống”, Davis chia sẻ.
 
Cá[-]chình[-]đục[-]thủng[-]họng[-]chim[-]diệc[-]để[-]thoát[-]thân

Cá[-]chình[-]đục[-]thủng[-]họng[-]chim[-]diệc[-]để[-]thoát[-]thân
Khi bị kẻ săn mồi ăn sống, cá chình sẽ sử dụng phần đuôi nhọn xuyên thủng thành dạ dày của kẻ thù để chui ra - Ảnh: Sam Davis
 
Theo các chuyên gia, khi bị kẻ săn mồi ăn sống, cá chình có thể thực hiện một cuộc chạy trốn bằng cách sử dụng phần đuôi nhọn và cứng xuyên thủng thành dạ dày của kẻ thù để chui ra.
 
“Trung tâm trú ẩn của động vật hoang dã cho biết họ chưa bao giờ thấy hiện tượng như vậy trước đây. Đó là một bức ảnh khá ghê rợn. Một con cáo cũng đánh hơi thấy mùi thức ăn và đi theo con chim diệc”, Davis cho biết thêm.
 
Cá chình rắn có thể dài tới 2,1 mét hoặc hơn và chiếc đuôi sắc nhọn của chúng chiếm hơn một nửa chiều dài cơ thể. Trong một nghiên cứu được công bố vào đầu năm nay, các nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng đầu tiên về việc cá chình rắn chui qua thành dạ dày của kẻ săn mồi. Nhóm nghiên cứu từ Bảo tàng Queensland đã phát hiện ra hành vi này trong lúc thu thập cá trên vùng biển phía bắc Australia. Họ tìm thấy những con cá chình rắn mắc kẹt trong xác của một số loài cá.
 
Jeff Johnson, đồng tác giả của nghiên cứu, nói với The Guardian: “Hầu hết các loài động vật đều đào hang bằng phần đầu, nhưng cá chình rắn sử dụng phần đuôi cứng để đào thẳng xuống đáy biển. Khi bị nuốt chửng, chúng dùng cùng một cơ chế để thoát thân. Quá trình này có vẻ kỳ lạ nhưng nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra hành vi của cá chình rắn không hiếm gặp”.
MTG
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cá chình đục thủng họng chim diệc để thoát thân

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI