Bướm rừng lộng lẫy ở Vườn quốc gia Cúc Phương
(16:23:42 PM 20/04/2017)(Tin Môi Trường) - Từ tháng 4 đến cuối tháng 5, khi thời tiết trở nên mát mẻ sau những cơn mưa xuân ẩm ướt, Vườn quốc gia Cúc Phương xuất hiện hàng nghìn con bướm đủ màu sắc bay lượn trong nắng.
>> "Lạc lối" giữa rừng bướm ở vườn quốc gia Cúc Phương >> Bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen tại Vườn quốc gia Cúc Phương >> Cận cảnh biệt thự cổ "chục triệu đô" lộng lẫy giữa Sài Gòn >> Cánh đồng lúa Bắc Sơn lộng lẫy trên báo nước ngoài >> Bộ ảnh nude "lộng lẫy" của nhiếp ảnh gia Dương Quốc Định
Cách Hà Nội 120 km, vườn quốc gia nằm trên địa bàn ba tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa. Hàng năm, khúc giao mùa cuối xuân là mùa sinh sản của nhiều loài bướm. Du khách đến đây được chiêm ngưỡng cảnh đẹp tựa như thiên đường này.
Giá vé vào Vườn là 60.000 đồng một người. Học sinh, sinh viên có thẻ được giảm giá còn 20.000 đồng/người.
Không gian sống động và quyến rũ với hàng nghìn con bướm rừng tụ trên mặt đất, bay dập dìu theo dọc đường mòn. Điều thú vị bạn chỉ cần khua tay, cả đàn bướm xinh đẹp cùng bay lên trông như ảo thuật.
Để đến đây, từ Hà Nội, bạn theo quốc lộ 1A về hướng Ninh Bình, đến ngã ba Gián Khẩu (cách thành phố Ninh Bình 10 km) rẽ theo quốc lộ 12A, qua thị trấn Nho Quan 2 km rẽ trái vào Cúc Phương. Còn nếu xuất phát từ thành phố Hoà Bình, bạn theo quốc lộ 12B về thị trấn Nho Quan, cách thị trấn 2 km rẽ phải vào Cúc Phương.
Ở đây, loài bướm phổ biến nhất là bướm trắng. Ngoài ra, còn nhiều loài bướm rừng đẹp đầy màu sắc như bướm phượng, bướm khế... quyến rũ bước chân của kẻ lữ hành.
Nếu không gấp gáp về thời gian, bạn nên dành hai ngày khám phá trọn vẹn các ngõ ngách cánh rừng nguyên sinh rậm rạp này. Trải nghiệm thú vị cho du khách như cắm trại, ngủ đêm trong rừng hay đi bộ, chạy xe đạp xuyên rừng già ngắm cảnh hệ thực vật đa dạng, tìm đến hang động người xưa là nơi cư trú và mộ táng của người tiền sử, bản người Mường, đỉnh mây bạc, hồ Yên Quang - động Phò Mã.
Đi vào rừng, bạn nên mang theo đèn pin để chiếu sáng, và mặc quần áo dài để tránh côn trùng đốt.
Thiên nhiên hữu tình ở Vườn quốc gia Cúc Phương.
Con đường nhỏ dẫn vào rừng có nhiều đàn bướm xinh đẹp bay đậu trên đường.
Theo Phạm Lành (zing.vn)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
- Cây còng "cô đơn" ở miền Tây thu hút nhiều người đến chụp hình
Bài viết mới:
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn (28/11/2024)
- Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024 (27/11/2024)
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt (27/11/2024)
- Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường (26/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.