Bộ đội Biên phòng Hoành Mô ngủ rừng chống dịch từ xa cho bản làng yên ấm
(10:57:48 AM 03/04/2020)(Tin Môi Trường) - Mặc cho cái lạnh thấu xương sau cơn mưa rừng xối xả giữa miền biên ải, hàng trăm cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Hoành Mô (Quảng Ninh) vẫn “gồng mình ngủ rừng chốt chặn” chống người nước ngoài thâm nhập trái phép đường biên và hướng dẫn bà con bản xứ cách phòng chống dịch Covid -19. Họ làm với trách nhiệm cao nhất và tinh thần “chặn giặc Covid -19 từ xa cho bản làng yên ấm”.
>> Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk >> Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải >> Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn >> VACNE phối hợp tổ chức tập huấn cho các thầy cô vùng duyên hải Bắc bộ về giáo dục môi trường, giảm rác thải nhựa đại dương >> Giao thông xanh: Giải pháp cho sức khỏe không khí
Cờ Tổ quốc kiêu hãnh giữa núi rừng biên ải, ảnh: Đặng Đồng
“Lá chắn thép”
Đồn Biên phòng cửa khẩu Hoành Mô những ngày này căng như dây đàn. Tất cả “quan, lính” chạy đua với thời gian, mỗi người làm một bằng hai để chống dịch Covid. Đồn trưởng -Thượng tá Vũ Hồng Sơn nói: “Để chặn chống dịch và bảo vệ thôn bản, không còn cách nào khác là tăng cường tuần tra, ngăn chặn người xâm nhập trái phép. Càng khó khăn gian khổ, càng vững lòng. Tất cả mọi người xác định và quyết tâm cao, hoàn thành tốt nhiệm vụ”.
Đóng quân ở nơi núi cao vực sâu vùng Đông Bắc của Tổ quốc, Đồn Biên phòng Hoành Mô được coi là “lá chắn biên ải” bảo vệ vùng núi, rừng dọc tuyến biên giới Việt- Trung. Với nhiệm vụ tuần tra, canh gác, sẵn sàng chiến đấu và bảo vệ người dân địa phương trên địa bàn đóng quân. Nhiều năm qua, cán bộ chiến sĩ luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, trong đó nhiệm vụ “tuần tra chốt chặn” hoàn thành xuất sắc.
Từ khi dịch cúm Covid-19 xâm nhập vào Việt Nam, nhiệm vụ của cán bộ chiến sĩ nơi đây càng nặng nề hơn, nhưng ý chí quyết tâm cũng cao hơn. Ngoài tuần tra, canh gác dọc biên giới như thường lệ, cán bộ chiến sĩ đã lấy rừng làm nhà, biên giới là doanh trại. Ngày tuần tra, đêm phục kích, cảnh giác cao độ, ngăn chặn kịp thời, kẻ xấu nhập cư theo đường mòn lối mở.
Giải mã “lá chắn thép”, Thượng tá Sơn phân trần: “Đóng quân ở vùng núi độc đạo của Quảng Ninh, tất cả sự xâm nhập trái phép của người nước ngoài, hoặc người trong nước vượt biên đều bị phát hiện và xử lý theo qui định. Gọi là lá chắn thép, đúng cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Bởi cán bộ chiến sĩ ở đây có tinh thần chiến đấu thép, chịu đựng gian khổ, bất chấp hiểm nguy, kiên trì mai phục. Cương quyết với kẻ vi phạm pháp luật và tuyệt đối không bao giờ bị cám dỗ, mua chuộc”.
Những ngày đại dịch Covid- 19 ở “đỉnh cao trào”, nhiệm vụ tuần tra chốt chặn, canh gác cảnh giác được “tăng cường cấp số nhân”. Trước tình hình phức tạp và có nguy cơ lan rộng của dịch bệnh, lợi dụng sơ hở của bộ đội, người nước ngoài lẩn trốn đường ráp danh biên giới và sẵn sàng xâm nhập trái phép. Tình trạng buôn lậu hàng cấm, băng qua đường mòn, “tuồn” vào Việt Nam diễn ra bất chợ với thủ đoạn tinh vi hơn và sẵn sàng chống trả lực lượng biên phòng khi chốt chặn, kiểm tra. Nhưng với tinh thần cảnh giác cao độ, tất cả vì sức khỏe và yên ấm của bà con thôn bản, cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Hoành Mô thực hiện “nội bất xuất, ngoại bất nhập”.
Dựng lán giữa rừng chốt chặn truyền nhiễm dịch Covid, ảnh: Đặng Đồng
Ngủ rừng chặn dịch
Có mặt tại Đồn Biên phòng Hoành Mô những ngày đại dịch Covid-19, mới thấy được tinh thần, nghị lực, túc trực chiến đấu của các “chiến binh khoác áo xanh rừng”.
Để chặn dịch từ “đường mòn mở”, cán bộ chiến sĩ đã khoác ba lô vào rừng. Chòi canh được dựng bên khe đá, thức ăn là đồ hộp chế biến sẵn. Rau rừng làm canh, nước suối qua cơn khát. Ngày tuần tra, hành quân tìm “dấu vết”, đêm phục kích chốt chặn. Khó khăn, gian khổ là vậy, nhưng tất cả đều không nản chí, ngược lại càng vững niềm tin, càng cao ý chí với tinh thần “chống dịch như chống giặc”.
Thượng tá Bùi Đức Hạnh, Chính trị viên Đồn Biên phòng Cửa khẩu Hoành Mô, cho hay, nhiều ngày qua, cán bộ chiến sĩ không một ngày ngơi việc. Ngoài lực lượng túc trực tại doanh trại sẵn sàng chiến đấu cao, đồn tăng cường lực lượng rải dọc biên giới cửa khẩu Hoành Mô tuần tra chốt chặn. Một lực lượng khác được đơn vị cử xuống dân bản nắm tình hình, động viên bà con không tụ tập đông người, tự phòng dịch và vệ sinh cá nhân theo khuyến cáo của Bộ y tế. Do cán bộ chiến sĩ biết tiếng đồng bào dân tộc nên việc tiếp cận không mấy khó khăn.
Hàng vạn lần vượt rừng xuống bản, hàng ngàn lần leo núi vượt ngàn, hàng ngàn đôi dày của chiến sĩ vẹt gót vì đường xa; nhưng có một niềm tin mãnh liệt là ý chí của cán bộ chiến sĩ chẳng hề lung lay, vẫn kiên cường bám bản, giữ từng cột mốc biên cương dọc đường biên ải. Để rồi sau những chặng đường tuần tra bên sườn đèo khúc khuỷu, tấm áo dầy cộp của chiến sĩ nào cũng đẫm sương đêm. Và không ít lần chân bật máu vì đá tai bèo sắc nhọn. Vậy mà, hàng trăm lượt cán bộ từ miền xuôi lên Hoành Mô công tác, sau thời gian đã “cắm chốt” xây dựng gia đình ở đây. Hàng trăm lượt chiến sĩ hoàn thành nghĩa vụ quân sự trước khi trở về địa phương đều bịn rịn rơi nước mắt lúc chia xa. Thế mới hiểu, càng ở nơi khó khăn gian khổ, tình đồng chí đồng đội càng thêm gắn bó, thương yêu nhau như anh em trong một gia đình.
Chia sẻ về quyết tâm chống dịch Covid-19 của cán bộ chiến sĩ, Thượng tá Hạnh cho hay: “Dịch Covid -19 ngày càng diễn biến phức tạp, thì nhiệm vụ của Đồn Biên Phòng Hoành Mô càng nặng nề, gian khó. Nhưng chúng tôi đã xác định “Lán là nhà, rừng là đơn vị, biên thùy là Tổ quốc. Khó khăn gian lao đến mấy cũng vượt qua. Tất cả cán bộ chiến sĩ đều được “vũ trang” bản lĩnh chính trị vững vàng, ý chí sắt đá, niềm tin quyết thắng chặn dịch Covid-19 ngay từ biên giới”.
Yêu mến nhân dân như người thân trong nhà
Là đơn vị đóng quân giữa lòng dân cửa khẩu, cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Hoành Mô nổi tiếng với truyền thống “đi dân nhớ, ở dân thương, làm dân phục”.
Từ ngày thành lập đến nay, không thể kể hết bao lần cán bộ chiến sĩ giúp bà con bản làng dựng nhà, làm đường, xây nông thôn mới. Chỉ biết, dân ốm đau, biên phòng có mặt, dân gặp hoạn nạn, biên phòng giúp đỡ; bộ đội biên phòng cùng dân thực hiện “bốn cùng”- cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc. Tình cảm quân dân theo ngày tháng nhân lên. Có anh lính biên phòng làm rể bản làng, nhiều cô gái Mông làm dâu đơn vị.
Từ miền xuôi lên nhận nhiệm vụ, sau thời gian “4 cùng” với bà con bản xứ, chàng sĩ quan trẻ Nguyễn Minh Thành đã làm rể Bình Liêu- một huyện còn nhiều khó khăn và có hơn 90% người dân là đồng bào dân tộc thiểu số. Chàng sĩ quan sắp được làm bố không dấu nổi xúc động khi chúng tôi hỏi “Làm rể bản làng có khó khăn khi tiếng dân tộc chưa sành sỏi”? Minh chia sẻ: “Trước khi về chung một nhà, tôi đã tự học tiếng dân tộc Mông. Tôi nói tiếng nhà vợ ( tiếng Mông-PV) khá tốt. Bên nhà vợ không biết tiếng Việt, tôi dạy mãi, rồi họ cũng biết nói. Giờ tôi coi Hoành Mô là quê hương thứ hai. Những ngày này, tôi luôn túc trực trong đơn vị để phòng chống dịch Covid. Có lúc nhớ gia đình quá, nhưng vì nhiệm vụ và sức khỏe của người dân, mình đành chấp nhận hi sinh”.
Chia sẻ về bí quyết được dân tin dân yêu, dân nghe, dân làm theo cán bộ chiến sĩ, Thượng tá Bùi Đức Hạnh cho hay. “Chẳng có bí quyết nào bằng sống chân thành và thương yêu nhân dân như người thân trong nhà. Bộ đội với dân tuy hai là một. Việc gì khó khăn, cán bộ chiến sĩ đến giúp đỡ; bộ đội Biên phòng có niềm vui, người dân thôn bản đến dự, sẻ chia. Bộ đội yêu quí bà con thôn bản, ngược lại bà con trân trọng tình cảm của bộ đội giành cho”
Những năm qua, Đồn Biên Phòng cửa khẩu Hoành Mô luôn làm tốt công tác dân vận. Đồn đã cử 20 lượt cán bộ xuống tăng cường làm phó Bí thư đảng ủy và phó chủ tịch HĐND tuyến cấp xã, vận động bà con tăng cường tự quản cột mốc khi đóng mới, tăng dầy; cùng bộ đội biên phòng giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội địa bàn đóng quân. Phối hợp với chính quyền địa phương thành lập 16/ 278 hộ gia đình tham gia tự quản bảo vệ về chủ quyền lãnh thổ, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới, nhận đỡ đầu 4 học sinh với mức cấp đến hết lớp 12 mỗi em học sinh 500.000 đồng/ tháng. Vượt lên trên những con số ấy, là nghĩa cử cao đẹp và tình cảm của cán bộ chiến sĩ, đúng như người dân bản xứ nơi đây thường gọi: “yêu mến nhân dân như người thân trong nhà”.
“Chúng tôi đã xác định “Lán là nhà, rừng là đơn vị, biên thùy là Tổ quốc, bà con thôn bản là người thân. Khó khăn gian lao đến mấy cũng vượt qua. Tất cả cán bộ chiến sĩ đều được “vũ trang” bản lĩnh chính trị vững vàng, ý chí sắt đá, niềm tin quyết thắng chặn dịch Covid ngay từ biên giới”- Thượng tá Bùi Đức Hạnh chiia sẻ
MAI THẮNG
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.