Biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long: Mặn xâm nhập sâu, rộng
(10:13:55 AM 27/03/2016)>>Biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long: Hạn khốc liệt
Ảnh: TT
* Người khát
Huyện Ba Tri là một trong những địa phương bị mặn xâm nhập nặng nề nhất của tỉnh Bến Tre. Men theo con đường bên cống ngăn mặn Giồng Trơn thuộc xã Tân Xuân, huyện Ba Tri đi hướng ra phía con sông nước đã bị mặn chát, chúng tôi gặp mấy chiếc ghe, thuyền đang đậu cặp bờ tránh nắng bên hàng cây bần. Người đàn ông đánh trần da đỏ au, môi khô nứt nẻ dưới cái nắng chói chang đang luôn tay lem luốc dầu nhớt, sửa cái máy chạy ghe bị hỏng - đó là ông Lâm Văn Nhân, ấp 3, xã Tân Xuân, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
Ông Nhân kể: Nhà tôi có 2.000m2 nuôi tôm thuộc xã Tân Xuân, huyện Ba Tri phía trong đập ngăn mặn Giồng Trơn nhưng năm nay nước mặn quá nên phải bỏ ao nuôi tôm. Không còn sản xuất được gì, tôi đầu tư 7 triệu đồng mua hai chiếc ghe đi kéo lưới, đặt lú, đóng đáy bắt cá, tôm sống qua ngày phía ngoài cống ngăn mặn Giồng Trơn này. Đi như thế này không còn nước ngọt để uống, nhiều khi tôi phải nhấp đại ngụp nước sông đã mặn chát.
Đến nay, toàn tỉnh Bến Tre đã có hơn 60 ngàn hộ dân phải sử dụng nguồn nước bị nhiễm mặn. Ông Võ Văn Thông ở ấp 1, thị trấn Ba Tri, huyện Ba Tri làm nghề chạy xe chở nước ngọt bán cho biết: Mấy năm trước phải tới tháng 3 hoặc tháng 4 mới có ít người mua nước ngọt nhưng năm nay, từ tháng trước tôi đã đi mua nước ngọt bán lại cho người dân trong huyện. Những năm trước chỉ có vài xã đất giồng bị thiếu nước, nhưng năm nay nhiều người dân hàng loạt các xã như An Đức, An Hiệp, Tân Hưng, Bình Tân… khan hiếm nước ngọt. Do nhiều năm qua tôi bán nước ngọt nên nhiều người quen và có số điện thoại, lượng người gọi điện thoại mua nước ngọt đang ngày một nhiều.
Ông Thông cho biết thêm: Tôi mua nước ngọt từ giếng khoan với giá 10.000 đồng/m3, rồi chở bán cho các hộ dân 60.000 đồng/m3 với khoảng cách dưới 6km, nếu xa hơn sẽ tăng giá thêm. Sắp tới chắc tôi cũng phải tăng giá bán vì nước giếng khoan cũng đang ngày một cạn kiệt dần, bơm hút mãi mới lên được đầy thùng.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đến trung tuần tháng 3/2016, đã có trên 200 ngàn hộ dân, với khoảng 800 ngàn người, nhiều trường học, bệnh viện, khách sạn, nhà máy sản xuất tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long bị thiếu nước ngọt trầm trọng. Con số này vẫn chưa dừng lại vì dự báo hạn, mặn tiếp tục khốc liệt trong thời gian tới.
Ảnh: TT
* Cá chết
Con cá là thế mạnh cũng như sản vật đặc trưng với số lượng nhiều, dễ nuôi, dễ chăm sóc và chỉ đứng thứ hai sau cây lúa vùng sông nước Cửu Long này. Nhưng nay, nhiều con sông, kênh, rạch nước mặn đã xâm nhập sâu làm cho nhiều loài cá nước ngọt bị ảnh hưởng nặng nề.
Đi theo con đường dọc kênh Rạch Cá, xã Hàm Tân, huyện Trà Cú (tỉnh Trà Vinh) lâu lâu chúng tôi lại gặp từng cơn gió thổi kèm theo mùi hôi thối do cá chết rất khó chịu. Đang vớt những con cá lừ đừ mặt nước chuẩn bị chết, ông Nguyễn Văn Hải ở ấp Rạch Cá, xã Hàm Tân, huyện Trà Cú cho biết: Hơn tháng nữa ao cá lóc 800m2 của gia đình mới thu hoạch nhưng hiện có nhiều con nổi lừ đừ mặt nước. Nếu không vợt bắt lên, nó sẽ lây lan sang những con cá khác trong ao. Những con cá này có tình trạng chung là tróc vảy, đỏ bầm, tổn thương ở nhiều vị trí. Hiện mỗi ngày, ông Hải phải vớt trên dưới 20kg cá lờ đờ mặt nước bán rẻ cho các vựa làm mắm cá.
Ở kế bên ao nhà ông Hải, ông Huỳnh Văn Đà đang cho cá ăn trên ao nuôi rộng 1.000m2, với sản lượng thu hoạch mỗi vụ nuôi trên 16 tấn cá. Ông xếp 6 bao thức ăn tại bến thả xuống ao cho cá ăn nhưng mới cho ăn được 2 bao thì ông đi vào. Ông Đà lo lắng: Hơn 6 năm nay nuôi cá lóc tại đây, bình thường ao cá 1.000m2 này ăn hết sáu bao thức ăn trong chốc lát nhưng nay mới thả hai bao thức ăn, cá mệt mỏi và không còn muốn ăn nữa rồi.
Ông Hải và ông Đà đều cho biết, bình thường 1 đến 2 ngày là thay nước cho ao cá nhưng đã gần 10 ngày nay chưa thay nước được do độ mặn dưới kênh Rạch Cá quá mặn, từ 12 phần ngàn đến 20 phần ngàn. Nước trong ao nuôi lâu ngày không thay được bị ô nhiễm ngày một nặng, dẫn đến cá yếu dần, chết ngày một nhiều.
Kênh, rạch bị nhiễm mặn nặng nề, người nuôi cá không có nước ngọt thay nước ao hàng ngày, cá chết ngày một nhiều đang diễn ra ở xã Hàm Tân, xã Đại An và xã Định An, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.
Theo ông Võ Văn Lành, cán bộ nông nghiệp xã Định An: Xã có 14 hộ nuôi cá lóc bị thiệt hại nặng; trong đó bị thiệt hại nặng nhất, cá chết nguyên ao phải bán rẻ cho vựa mắm là hộ ông Trần Văn Tiến thiệt hại 500m2 và hộ ông Nguyễn Văn Nam thiệt hại gần 700m2, cả hai hộ này đều ở ấp Giồng Giữa. Nguyên nhân do độ mặn nước các kênh, rạch khu vực ao nuôi cá luôn ở mức cao và kéo dài, với độ mặn từ 12 phần ngàn đến vài chục phần ngàn. Độ mặn cao, người dân không bơm thay được nước ao nuôi thời gian dài, dẫn đến chất thải của cá, thuốc, thức ăn dư thừa làm cá bị ngộ độc và chết.
Theo ông Huỳnh Văn Thảo - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Trà Cú, cán bộ nông nghiệp huyện đang rà soát, thống kê thiệt hại của những hộ dân nuôi cá lóc. Cá lóc là đối tượng dễ nuôi, ít dịch bệnh nhưng do độ mặn tăng cao đột ngột, người nuôi không chủ động được nguồn nước nên bị thiệt hại đáng kể như thời gian qua. Theo dự báo, độ mặn sẽ còn kéo dài đến tháng 6 thì nguy cơ cá lóc tiếp tục chết, thiệt hại sẽ còn tăng.
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, xâm nhập mặn đang tác động đến nuôi trồng thủy sản tại một số tỉnh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Cụ thể, nhiều nơi độ mặn giao động từ 15 phần ngàn đến 30 phần ngàn làm thủy sản bị chết và người dân không thả nuôi thủy sản được. Nhiều tỉnh như Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang những năm qua thủy sản nước lợ phát triển mạnh nhưng nay nồng độ mặn đã vượt 30 phần ngàn làm thiệt hại nghiêm trọng nhiều diện tích ao nuôi nơi đây.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
- Cây còng "cô đơn" ở miền Tây thu hút nhiều người đến chụp hình
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi - điểm đến hấp dẫn ở Bắc Giang
(Tin Môi Trường) - Cây Dã Hương hơn 1000 năm tuổi tại thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một báu vật thiên nhiên quý hiếm, đang được bảo tồn trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này. Đây là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách từ nhiều tỉnh, thành tới thăm quan.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.