»

Thứ bảy, 18/01/2025, 07:49:37 AM (GMT+7)

“Biển chết” ở Trung Quốc đột nhiên chuyển sang màu cầu vồng kỳ lạ Tin ảnh

(21:29:37 PM 26/09/2017)
(Tin Môi Trường) - Nhìn từ trên cao, hồ nước muối được ví như “Biển Chết” ở Trung Quốc chuyển sang màu cầu vồng kỳ lạ. Theo các chuyên gia, một loại tảo khi tiếp xúc với độ mặn cao và ánh sáng là nguyên nhân khiến màu nước thay đổi.

Hồ nước mặn Xiechi ở thành phốVận Thành, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, thường được người dân gọi là “Biển Chết” bởi có độ mặn cao hơn hẳn, trong thời gian gần đây thu hút lượng lớn khách du lịch tới chiêm ngưỡng vì lý do khác thường. Nước trong hồ đột nhiên chuyển sang màu cầu vồng 7 sắc, với những màu rực rỡ như hồng đậm, nâu đỏ, xanh lá cây, vàng…

 

“Biển[-]chết”[-]ở[-]Trung[-]Quốc[-]đột[-]nhiên[-]chuyển[-]sang[-]màu[-]cầu[-]vồng[-]kỳ[-]lạ
 
Hiện tượng hiếm gặp này do loài tảo đặc biệt mang tên Dunaliella salina. Theo báo cáo từ NASA, loại tảo này có màu xanh trong môi trường nước biển, nhưng có thể chuyển sang màu đỏ nếu tiếp xúc với điều kiện độ mặn và cường độ ánh sáng cao vì chúng sản sinh ra “carotenoid bảo vệ trong tế bào”. Carotenoid là sắc tố đóng vai trò tạo nên màu sắc rực rỡ trong hồ nước mặn.
 
“Biển[-]chết”[-]ở[-]Trung[-]Quốc[-]đột[-]nhiên[-]chuyển[-]sang[-]màu[-]cầu[-]vồng[-]kỳ[-]lạ
 
Một nghiên cứu do các giảng viên thuộc trường Đại học Concepción, Chi lê tiến hành cho thấy, tảo D. salina là loài sinh vật có khả năng chịu mặn nhất hiện nay. Chúng được tìm thấy trong các hồ nước mặn khắp thế giới, bao gồm Chi lê, Australia, Mexico và Israel. D. salina giàu sắc tố nên còn được sử dụng thành màu thực phẩm, nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm, hoặc dùng trong vitamin.
 
“Biển[-]chết”[-]ở[-]Trung[-]Quốc[-]đột[-]nhiên[-]chuyển[-]sang[-]màu[-]cầu[-]vồng[-]kỳ[-]lạ
 
Hồ nước mặn Xiechi ở Vận Thành xuất hiện khoảng 500 triệu năm trước trong kỷ Đại Tân Sinh, là vựa muối của diêm dân địa phương trong suốt 4000 năm qua. Đây cũng là hồ chứa natri sulfat lớn thứ 3 trên thế giới với diện tích 120 km2.
 
“Biển[-]chết”[-]ở[-]Trung[-]Quốc[-]đột[-]nhiên[-]chuyển[-]sang[-]màu[-]cầu[-]vồng[-]kỳ[-]lạ
 
Tương tự như Biển Chết nổi tiếng của Israel, hồ nước mặn Xiechi của Vận Thành chứa nhiều khoáng chất tốt cho da. Nhưng trong khi bùn đen ở Biển Chết là chloride, thì hồ Xiechi chứa sunfat, hỗ trợ cho sự đa dạng của hệ thực vật tại đây.
 
“Biển[-]chết”[-]ở[-]Trung[-]Quốc[-]đột[-]nhiên[-]chuyển[-]sang[-]màu[-]cầu[-]vồng[-]kỳ[-]lạ
 
Tuy vậy, hiện tượng tảo nở hoa đôi khi có thể tạo ra vùng nước chết. Nếu tảo tiếp tục phát triển tới ngưỡng đạt hàng triệu tế bào trong mỗi mililit, các dạng sống khác sẽ bị chết ngạt và phân hủy trong nước. Sự phân giải làm giảm lượng oxy của nước khiến nhiều loài cá và thủy sinh không thể tồn tại trong môi trường như vậy.
 
“Biển[-]chết”[-]ở[-]Trung[-]Quốc[-]đột[-]nhiên[-]chuyển[-]sang[-]màu[-]cầu[-]vồng[-]kỳ[-]lạ
 
Hồ Xiechi từ lâu đã trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn. Tương tự như Biển Chết, nhờ nồng độ muối cao giúp du khách thoải mái thả nổi trên mặt nước. Ngoài ra, nơi này có khu vực tắm bùn đen riêng. Đây là loại bùn chứa nhiều khoáng chất làm đẹp da, có tác dụng chữa bệnh. Đến Xiechi vào mùa đông, du khách có cơ hội ngắm nhìn những khối muối hình thành trên mặt hồ như tảng pha lê lớn.
Theo Huy Hoàng (Dân trí)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: “Biển chết” ở Trung Quốc đột nhiên chuyển sang màu cầu vồng kỳ lạ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI