Ám ảnh làng Ung thư: Trả giá vì ô nhiễm
(07:02:28 AM 08/01/2013)
Xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư - Ninh Bình là làng nghề đá mỹ nghệ 400 năm tuổi. Trong xã hiện có khoảng 60 doanh nghiệp lớn, nhỏ và gần 600 hộ dân làm nghề khai thác và chế tác đá mỹ nghệ, thu hút khoảng 2.000 lao động. Tại đây, tiếng khoan, cắt, mài đá đinh tai, nhức óc suốt ngày.
“Cấp trên” nói không sao, dân vẫn chết
Người Ninh Vân dầm mình trong khói, bụi. Bao năm nay, cùng với các nhà máy xi măng, phân bón đóng trên địa bàn, chính người Ninh Vân cũng “góp sức” đầu độc môi trường sống của mình.
Phải thừa nhận cuộc sống người dân ở đây được cải thiện nhiều nhờ nghề đá mỹ nghệ cũng như từ các nhà máy mang lại. Thế nhưng, họ đang trả giá đắt vì những hoạt động kinh tế này. Ông Nguyễn Yên Bình, trưởng trạm y tế xã, cho biết: “Dân Ninh Vân giàu nhưng không sướng. Được về kinh tế nhưng phải chìm trong ô nhiễm”.
Từ năm 2004 đến 2012, Ninh Vân có 109 người chết vì ung thư. Năm 2008, tỉ lệ tử vong do ung thư chiếm đến 32,7% tổng số người chết trong xã. Tuy có giảm nhưng năm 2010, tỉ lệ này vẫn còn 31,3%. Bình quân trong 9 năm gần đây, tỉ lệ chết do ung thư ở đây lên đến 25,5%. Theo ông trưởng trạm y tế xã, một trong những nguyên nhân là do ô nhiễm môi trường, trong đó có nguồn nước. Các nhà máy gây ra khói bụi, xả nước thải ra sông cộng với bụi đá của làng nghề dẫn đến môi trường bị ô nhiễm trầm trọng.
Tình trạng ô nhiễm môi trường ở Ninh Vân đã được người dân kiến nghị lên các kỳ họp HĐND của địa phương, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh. Tuy nhiên, các đoàn chức năng về kiểm tra đều đưa ra kết luận: Không khí ở Ninh Vân vẫn trong ngưỡng cho phép. “Cán bộ cấp trên nói vậy thì biết vậy, còn sau đó thì không hiểu thực hư thế nào nhưng quả thực, với hơn 100 người chết vì ung thư là không bình thường đâu” - ông Bình băn khoăn.
Anh Đinh Văn Mạnh, ở thôn Phú Lăng, bảo: “Làm nghề đá mỹ nghệ độc hại và dễ bị bệnh về hô hấp lắm nhưng không làm thì không có tiền. Bọn tôi làm thuê cho các ông chủ trong làng mỗi ngày được 250.000 - 300.000 đồng. Ngày thì bụi đá của làng nghề thải ra, đêm thì các nhà máy xi măng xả nước thải, bụi mù trời. Kinh lắm!”. Sau 6 năm đeo đuổi, Mạnh đang muốn bỏ nghề nhưng chẳng biết làm gì để nuôi vợ con.
Mù mờ nguyên nhân
Không khác làng đá Ninh Vân, thị trấn Minh Tân, huyện Kinh Môn - Hải Dương cũng chìm trong khói bụi bởi các nhà máy xi măng, các công trường khai thác đá phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng.
Những năm gần đây, người dân ở thị trấn Minh Tân bị ung thư ngày một tăng. Tuy nhiên, từ người dân đến cán bộ xã không ai biết được vì sao lại có nhiều người ở đây chết vì ung thư. Từ năm 2004 đến nay, Minh Tân đã có 101 người chết vì căn bệnh hiểm nghèo này. Trong đó cao nhất là thôn Hạ Chiểu với 38 người, tiếp theo là thôn Tử Lạc với 33 người, thấp nhất là thôn Bích Nhôi cũng có đến 25 người. “Hằng năm, 21% số người chết do ung thư chỉ là tỉ lệ tương đối, không đầy đủ” - ông Trần Văn Thiệu, Trưởng Trạm Y tế thị trấn Minh Tân, khẳng định.
Từ thực trạng này, ông Thiệu cho biết: “Số người địa phương chết vì ung thư luôn chiếm tỉ lệ cao nhất trong các nguyên nhân tử vong, cao hơn cả chết vì tai nạn giao thông”. Về nguyên nhân gây ung thư, ông Thiệu nói: “Đang chờ các nhà khoa học ở Trung ương về nghiên cứu để đưa ra câu trả lời giúp dân. Còn tôi khẳng định nguyên nhân do ô nhiễm nguồn nước, chất thải công nghiệp”.
Không có dấu hiệu dừng lại
Khi “làng ung thư” Thạch Sơn (tỉnh Phú Thọ) được báo chí phát hiện vào năm 2005, một số người có trách nhiệm ở đây cũng từng tuyên bố là số người chết vì ung thư ở địa phương này là bình thường như những nơi khác. Thế nhưng, sau đó, tỉ lệ người chết vì ung thư ở Thạch Sơn nghiêm trọng đến mức Chính phủ phải chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc cứu dân.
Hàng trăm người chết vì ung thư ở Hòa Hậu, Ninh Vân và Minh Tân trong những năm qua có thể nói là không bình thường. Hằng năm, số người chết vì ung thư chưa có dấu hiệu dừng lại và điều quan trọng là người dân vẫn không biết tại sao người thân của họ chết vì ung thư nhiều đến thế.
Số liệu từ Hiệp hội Ung thư Việt Nam cho thấy mỗi năm cả nước phát hiện 150.000 người mắc bệnh và hơn 75.000 người chết vì ung thư. Hầu hết người bệnh đều không được phát hiện sớm để điều trị. Khảo sát trên 400 bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện K (Hà Nội) cho thấy có đến 79% được chẩn đoán và điều trị lần đầu khi đã ở giai đoạn 3 và 4. Nguyên nhân là do chủ quan và thiếu hiểu biết về ung thư.
Số bệnh nhân ung thư tăng Theo số liệu từ Bệnh viện K (Hà Nội), trong 5 năm (2007-2011) có 80.254 bệnh nhân ung thư đến điều trị tại bệnh viện. Trong đó, nam giới chiếm 40,1%, nữ giới 59,9%. Số lượng bệnh nhân đến điều trị ngày một tăng, nhiều nhất là ung thư vú, phổi. Các địa phương có bệnh nhân điều trị ung thư cao là Hà Nội với 16.884 người, Thanh Hóa 5.569, Nam Định 5.334, Nghệ An 5.051, Thái Bình 4.461, Hải Dương 3.841, Hải Phòng 3.567, Phú Thọ 2.808, Ninh Bình 2.161. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.