Ấn tượng với ngôi nhà bằng tre cao 6 tầng
(15:51:34 PM 23/05/2015)Rời bỏ sự nghiệp tươi sáng ở New York (Mỹ), Elora Hardy tới Bali (Indonesia) để xây những ngôi nhà tre. Cô cùng những cộng sự của mình và người dân bản địa tìm tòi, cải tiến việc sử dụng tre xây nhà.
Nguồn cảm hứng của Elora tới từ người cha của cô. Ông đã sử dụng tre để xây dựng tất cả các công trình của mình. 6 năm trước, ông xây dựng một ngôi trường ở Bali với nguyên liệu chủ yếu là tre. Elora nhận ra độ bền bỉ, vẻ đẹp của tre và quyết định sử dụng trong các công trình của mình.
Đây là nguồn nguyên liệu có khả năng tái tạo rất nhanh, một trong những loại cây phát triển tốt nhất. Tre có khả năng chịu lực không kém gì thép. Điểm yếu duy nhất là dễ bị sâu bệnh và ẩm mốc. Tuy nhiên, Elora và một số kiến trúc sư trên thế giới đã biết cách xử lý để có được nguồn vật liệu tốt.
Elora tập hợp một nhóm các kiến trúc sư, nhà thiết kế, các thợ thủ công lành nghề thành nhóm Ibuku (Mẹ Trái đất của tôi). Trong 5 năm qua, họ đã xây dựng 50 công trình độc đáo, phần lớn ở Bali. Trong đó có cả những khu nghỉ tiện nghi, nhà ở bao quanh bởi vườn cây, những cây cầu hoàn toàn bằng tre.
Đường dẫn vào ngôi nhà 6 tầng bằng tre là một cây cầu mái vòm cong. Những người thiết kế và thi công luôn tìm những giải pháp sáng tạo để ngôi nhà vừa thân thiện, vừa tiện nghi và đẹp nhất có thể.
Phòng khách nằm ở tầng 4 nhìn ra những khung cảnh xanh mát bên ngoài. Một số phòng có cửa sổ lớn để có điều hòa không khí, tránh các loại muỗi bọ.
Chất liệu tre khiến ngôi nhà có cảm giác nhẹ nhàng, thanh lịch, đem lại sự thư thái cho người sống trong nhà.
Khu phòng tắm tiện nghi không kém các khu nghỉ dưỡng sang trọng.
Chỉ sử dụng một chất liệu nhưng nhiều hình thức khác nhau khiến ngôi nhà có vẻ đẹp tinh tế.
Những người thiết kế luôn đặt ra những câu hỏi: "Tại sao cửa phải vuông vắn mà không thể tròn, uốn lượn?". Nhờ đó, ngôi nhà có nhiều kiểu cửa, vách, sàn phong phú.
Có khoảng 1.400 chủng loại tre trên thế giới với các màu sắc, kích thước khác biệt nên các KTS có thể thỏa sức sáng tạo.
Ngôi nhà với không gian mở, hạn chế cửa sổ, vách ngăn lung linh trong ánh đèn giống như chiếc đèn lồng tre.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.