»

Chủ nhật, 19/01/2025, 00:22:48 AM (GMT+7)

Ấn tượng với cảnh núi lửa phun trào, phát ra tia sét tại Nhật

(20:08:22 PM 20/03/2015)
(Tin Môi Trường) - Một khách du lịch người Đức vừa chia sẻ những hình ảnh ấn tượng cảnh núi lửa Sakurajima tại Nhật Bản phun trào và phát ra các tia sét, trang Daily Mail đưa tin hôm qua 17-3.

|Ấn[-]tượng[-]với[-]cảnh[-]núi[-]lửa[-]phun[-]trào,[-]phát[-]ra[-]tia[-]sét[-]tại[-]Nhật
Marc Szeglat đã có dịp ghi hình lại cảnh tượng núi lửa Sakurajima trên đảo Kyushu (Nhật Bản) phun trào.

 

Marc Szeglat, nhà làm phim 47 tuổi người Đức, đã có dịp ghi lại những hình ảnh hiếm có khi núi lửa Sakurajima trên đảo Kyushu (Nhật Bản) phun trào ngay trước mặt ông.


Trong quá trình phun nham thạch, núi lửa này còn phát ra các tia sét, một trong các hiện tượng được xem là hiếm thấy.


Núi lửa phun kèm theo một cột khói cao làm cả bầu trời xám xịt, nham thạch bắn tung tóe và gây chấn động mạnh các khu vực lân cận. Sự việc diễn ra từ ngày 2 đến 7-3 vừa qua.


Sakurajima, được dịch là “đảo Anh Đào”, phun trào thường xuyên kể từ năm 1955 và là một mối nguy hiểm thường trực đối thành phố Kagoshima gần đó. Nơi này hiện có hơn 600.000 dân cư ngụ.


Năm 1914, núi lửa này phun trào một trận lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản thế kỷ 20, sau đó rơi vào trạng thái ngưng hoạt động.


“Có một khoảng ngưng vài giây giữa lúc núi lửa phun trào và lúc xuất hiện đợt chấn động. Cảm giác ấy rất hồi hộp và phấn khích bởi tôi không biết cơn địa chấn sẽ mạnh đến mức nào. Sau đó tôi cảm nhận được luồng gió rất nhẹ như phát ra từ trong trái đất”, Marc kể lại cảm giác khi chụp những bức ảnh núi lửa Sakurajima.


“Tôi và người bạn của mình cười rất to và chúng tôi rất hạnh phúc. Sét là một hiện tượng cực kỳ hiếm, không xuất hiện ở các đám tro bụi bình thường mà sinh ra từ tro bụi do của dung nham, một hỗn hợp gồm đá và khí nóng.


Dung nham là mối nguy hiểm lớn nhất từ các núi lửa, vì thế tôi có chút sợ hãi khi đứng ngay trước nó, nhưng kỳ thực trải nghiệm này thật sự là một chuyến phiêu lưu thú vị”, Marc nói.


|Ấn[-]tượng[-]với[-]cảnh[-]núi[-]lửa[-]phun[-]trào,[-]phát[-]ra[-]tia[-]sét[-]tại[-]Nhật

Núi lửa phun kèm theo một cột khói cao làm cả bầu trời xám xịt, nham thạch bắn tung tóe và gây chấn động mạnh các khu vực lân cận


|Ấn[-]tượng[-]với[-]cảnh[-]núi[-]lửa[-]phun[-]trào,[-]phát[-]ra[-]tia[-]sét[-]tại[-]Nhật

Nhà quay phim kể đó là một cảm giác “đáng sợ” khi chứng kiến núi lửa phun trào ngay trước mặt mình


|Ấn[-]tượng[-]với[-]cảnh[-]núi[-]lửa[-]phun[-]trào,[-]phát[-]ra[-]tia[-]sét[-]tại[-]Nhật

Marc Szeglat tìm thấy một địa điểm hoàn hảo để bắt những khoảnh khắc đẹp nhưng không kém phần hung dữ khi núi lửa phun trào


|Ấn[-]tượng[-]với[-]cảnh[-]núi[-]lửa[-]phun[-]trào,[-]phát[-]ra[-]tia[-]sét[-]tại[-]Nhật

Sakurajima, được dịch là “đảo Anh Đào”, đã phun trào thường xuyên kể từ năm 1955 và là một mối nguy hiểm thường trực đối thành phố Kagoshima gần đó


|Ấn[-]tượng[-]với[-]cảnh[-]núi[-]lửa[-]phun[-]trào,[-]phát[-]ra[-]tia[-]sét[-]tại[-]Nhật

Tia sét xuất hiện giữa đám lửa lớn và khói bốc cao


|Ấn[-]tượng[-]với[-]cảnh[-]núi[-]lửa[-]phun[-]trào,[-]phát[-]ra[-]tia[-]sét[-]tại[-]Nhật

Khói bốc lên do quá trình phun nham thạch ở núi lửa Sakurajima 

 

 

Theo Daily Mail
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ấn tượng với cảnh núi lửa phun trào, phát ra tia sét tại Nhật

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI