5 ngọn đèo nổi tiếng nhất Việt Nam
(07:26:45 AM 14/10/2014)1. Đèo Hải Vân (Đà Nẵng – Huế)
Đèo Hải Vân (Đà Nẵng – Huế) -Ảnh: TL
Trải dài theo sườn núi Hải Vân là đèo Hải Vân, dài khoảng 20km, nối liền hai tỉnh thành Thừa Thiên – Huế và Đà Nẵng. Đèo Hải Vân được ví như dải lụa mềm mại vắt ngang dãy núi hùng vĩ bạt ngàn lau sậy. Núi Hải Vân là ngọn núi cao che chắn cho các tỉnh từ Đà Nẵng trở vào những luồng gió lạnh từ miền Bắc thổi vào nên khí hậu miền Nam ấm áp hơn. Từ đỉnh đèo Hải Vân cao gần 500m, du khách có thể nhìn thấy làng chài Lăng Cô ở phía bắc và toàn cảnh thành phố Đà Nẵng về hướng nam. Từ ngàn xưa cho đến bây giờ, đèo Hải Vân luôn là cảm hứng vô tận của thi nhân mặc khách, họa sĩ, nhiếp ảnh gia trong nước cũng như người nước ngoài. Nơi đây quả đúng là “Đệ nhất hùng quan”.
2. Đèo Pha Đin (Sơn La – Điện Biên)
Đèo Pha Đin (Sơn La – Điện Biên) -Ảnh: TL
Đèo Pha Đin nối hai tỉnh Sơn La –Điện Biên dài 32km, là một trong những ngọn đèo dài nhất Việt Nam. Pha Đin có nghĩa là Trời đất, đây là nơi tiếp giáp giữa trời và đất. Đỉnh đèo cao 1.000m so với mặt nước biển. Đường đèo quanh co, ngoằn ngoèo, chênh vênh, khúc khuỷu, một bên là vách núi, bên kia là vực thẳm, khi lên dốc, lúc tuột dốc, có những khúc cua “tay áo” rất ngặt nghèo. Tài xế điều khiển xe vượt đèo Pha Đin phải hết sức thận trọng tay lái, phanh và mắt. Vượt đèo Pha Đin khá nguy hiểm nhưng cũng rất thú vị vì qua đây, du khách đã khám phá ra được những cung đường của vùng rừng núi Tây Bắc.
3. Đèo Cù Mông (Bình Định - Phú Yên)
Đèo Cù Mông (Bình Định - Phú Yên) -Ảnh: TL
Đèo Cù Mông là một đèo ngắn nhưng hiểm trở nhất nhì Việt Nam. Đèo nằm trên quốc lộ 1A, là ranh giới giữa hai tỉnh Bình Định – Phú Yên, dài 7km, đỉnh cao 245m, đường nhiều dốc, có nhiều khúc cua gấp, hai bên là núi cao. Theo một vài tư liệu, đèo Cù Mông chính là ranh giới của hai nước Đại Việt và Chiêm Thành ở gần cuối thế kỷ thứ 15. Huyền thoại về tên đèo Cù Mông còn được lưu giữ tới ngày nay là do thế núi nằm trải dài từ cao nguyên An Khê, Gia Lai đổ ra biển, giống như con rồng nằm phủ phục mà đầu là Xuân Lộc ra tới Gành Ráng, đuôi níu giữ dãy Ngok Linh.
Du lịch tham quan, trải nghiệm ở đèo Cù Mông cũng là một điều thú vị đối với nhiều du khách.
4. Đèo Ngang (Hà Tĩnh – Quảng Bình)
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá lá chen hoa...
(Bà Huyện Thanh Quan)
Đèo Ngang (Hà Tĩnh – Quảng Bình) -Ảnh: TL
Đèo Ngang hay Hoành Sơn Quan thuộc địa phận xã Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tỉnh, cách thành phố Hà Tĩnh 75km về hướng nam. Đèo Ngang nằm trên quốc lộ 1A, nối hai tỉnh Hà Tĩnh và Quãng Bình. Phong cảnh đèo Ngang hùng vĩ, dưới chân đèo là những bãi tắm sạch, đẹp. Trên đèo có nhiều di tích lịch sử nổi tiếng và nhiều am, miếu cổ. Nơi đây được quy hoạch thành khu di lịch Đèo Ngang – Hòn La với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng. Với vẻ đẹp thiên nhiên tạo cùng với những sự kiện bi hùng của hàng ngàn năm lịch sử, đèo Ngang là thắng cảnh nổi tiếng của miền Trung và giữ vai trò quan trong trong việc hình thành các miền khí hậu của Việt Nam.
5. Đèo Ngoạn Mục (Ninh Thuận)
Đèo Ngoạn Mục (Ninh Thuận) -Ảnh: TL
Cái tên Ngoạn Mục nghe cũng hình dung ra được ngọn đèo này có nhiều điều ly kỳ, ngoạn mục. Đèo Ngoạn Mục hay còn gọi là đèo Sông Pha là một trong những ngọn đèo có cảnh quan đẹp nhất đèo núi ở Việt Nam, đèo nằm trên địa phận tỉnh Ninh Thuận. Đèo Ngoạn Mục được khai phá từ cuối thế kỷ 19, lúc ấy có tên là Bellevue. Chiều dài đèo 18,5km, độ dốc trung bình là 9 độ, đỉnh đèo cao 980m. Toàn đèo có 4 khúc cua khuỷu tay rất gấp, đường đèo ngoằn ngoèo, uốn lượn mềm mại qua những đồi núi lớn nhỏ khác nhau, phong cảnh rất thơ mộng. Đứng trên đỉnh đèo nhìn xuống, du khách sẽ tận hưởng cảnh quang hùng vĩ nhưng rất quyến rũ, lãng mạn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.