10 bức tượng tôn giáo lớn nhất thế giới
(08:53:58 AM 25/12/2014)Tượng Chúa cứu thế (Rio de Janeiro): Tượng cao 30 m, nặng 635 tấn, nằm trên đỉnh núi Corcovado thuộc công viên quốc gia rừng Tijuca nhìn về thành phố. Tượng được làm từ bê tông cốt thép và đá biến chất steatit, được xây dựng từ năm 1922 đến năm 1931. Trung bình mỗi mùa hè, tượng Chúa bị sét đánh 12 lần.
Tượng Christ of the Abyss (Florida): Nằm cách mặt nước 7 m ở biển Key Largo, Florida từ năm 1965, bức tượng bằng đồng cao 2,6 m, nặng 260 kg, nằm trên 9 tấn bê tông là một trong 3 kiệt tác của nghệ sĩ người Italy Guido Galletti. 2 bản sao khác nằm ở Grenada, Caribbe và Địa Trung Hải ngoài khơi bờ biển của Italy.
Tượng Kim Cang Phật (Bhutan): Khi hoàn thành, bức tượng làm bằng vàng và đồng này là một trong những tượng Phật cao nhất thế giới với chiều cao 51 m. Dự kiến ban đầu là hoàn thành năm 2010, nhưng thực tế thì khoảng năm sau tượng mới hoàn thiện. 47 triệu USD đã được đầu tư để đúc tượng, do công ty Aerosun của Trung Quốc bao thầu. Trong lòng tượng là 125.000 tượng Phật nhỏ cùng một căn phòng lớn để thiền.
Tượng Cristo de la Concordia (Bolivia): cao 33 m, mỗi mét tượng trưng cho một năm cuộc đời của Chúa Jesus. Đây là tượng Chúa Jesus lớn thứ hai trên thế giới. Vào các ngày chủ nhật, du khách có thể leo lên đài quan sát ở phần cánh tay để chiêm ngưỡng toàn cảnh thành phố Cochabamba.
Tượng Phật Laykyun Setkyar (Monywa, Myanmar): Là một trong những bức tượng lớn nhất thế giới với chiều cao 116 m. Đây là biểu tượng của đức Phật Gautama, được khởi công năm 1996 và hoàn thành năm 2008.
Tượng Lạc Sơn Đại Phật (Tứ Xuyên, Trung Quốc): Tượng được chạm khắc trực tiếp vào vách đá Thê Loan của núi Lăng Vân, nằm ở đoạn hợp lưu của ba con sông Mân Giang, Đại Độ và Thanh Y. Tượng mô tả Phật Di Lặc (Maitreya hay Bodi Sattra) ở tư thế ngồi có chiều cao 71 m, riêng các ngón tay có độ dài tới 3 m. Tượng được làm từ năm 713 – 803 sau công nguyên, do một nhà sư Trung Quốc là hòa thượng Hải Thông chỉ huy. Ông hy vọng rằng Phật có thể giúp làm cho nước sông êm đềm tạo thuận lợi cho tàu thuyền đi lại trên sông.
Tượng thần Murugan (Selangor, Malaysia): Có chiều cao 42 m, đây được coi là tượng thần Hindu cao nhất thế giới. 15 thợ điêu khắc Ấn Độ mất 3 năm để thực hiện bức tượng này bên ngoài hang Batu nổi tiếng của Malaysia. Tượng được làm từ 250 tấn thép, 1.550 m3 bê tông và 300 lít sơn vàng, được ra mắt tại lễ hội thường niên Thaipusam năm 2006.
Tượng Đại Phật Thiên Tân (Hong Kong): Đây là tượng Phật ngồi ngoài trời bằng đồng lớn nhất thế giới và phải mất đến 12 năm để hoàn thành. Tượng cao 34 m, nặng 250 tấn, có thể nhìn thấy từ Macau. Lòng tượng rỗng, bên trong có ba thánh đường lưu giữ nhiều bảo vật của Phật giáo. Ở đây còn có một quả chuông khổng lồ cứ 7 phút lại đánh một lần, biểu trưng cho sự giải thoát của 108 điều phiền não của con người.
Tượng Phật nằm ở chùa Wat Pho (Bangkok, Thái Lan): Bức tượng nằm nghiêng dài 43m, cao 15m, được dát một lớp vàng lá nguyên chất, tượng mô phỏng theo hình dáng Phật Thích Ca nhập Niết Bàn. Chân và đôi mắt của tượng Phật Nằm được cẩn ngọc trai, trên 2 bàn chân của pho tượng có khắc 108 chữ Phạn. 108 bát đồng được đặt dọc thân tượng để du khách có thể bỏ xu và ước. Số tiền này được sử dụng để bảo tồn chùa Wat Pho.
Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát (Sendai, Nhật Bản): bức tượng cao 100 m ở thành phố Sendai, tỉnh Miyagi, Nhật Bản, là bức tượng cao thứ 6 trên thế giới được xây dựng vào những năm 1980 bởi một doanh nhân địa phương. Công trình kiến trúc này còn có hệ thống thang máy cho phép du khách lên tới đỉnh để ngắm nhìn cảnh vật xung quanh.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.