»

Thứ bảy, 18/01/2025, 23:20:55 PM (GMT+7)

"Xáo động" vì gỗ đổi màu ở Đắk Lắk

(13:24:34 PM 01/11/2012)
(Tin Môi Trường) - Người dân đang “đào tận gốc, trốc tận rễ” loài cây này về làm sản phẩm mỹ nghệ. Cơ quan chức năng cho đây là loài cây lạ, chưa được định danh khoa học.

Khoảng 3 tháng nay, người dân xã Ea Tam và Cư Klông (huyện Krông Năng, Đắk Lắk) kháo nhau về vẻ đẹp và sự quý hiếm của cây đổi màu. Theo đó, sản phẩm mỹ nghệ làm từ cây này sẽ đổi màu theo ánh sáng và nhiệt độ. Khi mới thành phẩm, gỗ này có màu trắng xám nhạt, nếu để lâu sẽ chuyển sang màu xanh bích đậm. Thớ gỗ cây này rất mịn như gỗ trắc và có hoa văn đẹp như thủy tùng.


Tại một cơ sở tiện gỗ ở xã Cư Klông, một bức tượng Di Lặc chế biến từ gỗ này cao chừng 60 cm, đường kính 40 cm có giá 4 triệu đồng. Một cặp lục bình có giá khoảng 2 triệu đồng. 
Bức[-]tượng[-]Phật[-]Di[-]Lặc[-]và[-]cặp[-]lục[-]bình[-]bằng[-]gỗ[-]đổi[-]màu[-]có[-]giá[-]bán[-]lần[-]lượt[-]là[-]4[-]triệu[-]và[-]2[-]triệu[-]đồng.
Bức tượng Phật Di Lặc và cặp lục bình bằng gỗ đổi màu có giá bán lần lượt là 4 triệu và 2 triệu đồng.

Ông Th. (xã Ea Tam) cho biết ông có hai tượng Phật và cặp lục bình cao 1,3-1,5 m, đường kính 35-50 cm. Ông Th. khoe đây là bốn sản phẩm từ gỗ đổi màu to nhất huyện Krông Năng. “Cách đây hai tháng, tôi mua bốn khúc gỗ đổi màu giá 9 triệu đồng, cộng với tiền gia công hơn chục triệu nữa. Gần đây, nhiều người trả giá cặp lục bình đến 30 triệu đồng nhưng tôi không bán” - ông Th. nói.

Ông Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch UBND xã Cư Klông, xác nhận: “Thời gian gần đây, người dân trong xã rộ lên phong trào xài đồ mỹ nghệ từ gỗ đổi màu”. Vì sự mới lạ và khác biệt của loại gỗ này mà người dân khắp nơi đổ về vùng rừng có gỗ đổi màu để khai thác. Trong hai tháng 9 và 10/2012, Hạt Kiểm lâm huyện Krông Năng liên tục bắt các vụ khai thác, vận chuyển, cất giữ gỗ đổi màu, đã phạt hành chính mỗi đối tượng 6,5 triệu đồng/vụ.

Ông Nguyễn Văn Kiểm, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Krông Năng, cho biết: “Gỗ đổi màu là tên do người dân tự đặt” và cho biết chưa xác định được danh tính khoa học của loài cây này. Hiện tại, Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô (huyện Ea Kar) cử người lấy mẫu của loài cây này để gửi ĐH Tây Nguyên xác định tên họ loài, giá trị…, đồng thời phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện Krông Năng và Ban Quản lý rừng phòng hộ Krông Năng tìm cách bảo vệ loài cây này.
(Nguồn: Pháp luật TP.HCM)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: "Xáo động" vì gỗ đổi màu ở Đắk Lắk

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI