»

Chủ nhật, 19/01/2025, 02:44:27 AM (GMT+7)

Vùng biển Bình Châu: Nơi có nhiều tàu cổ bị đắm

(12:07:42 PM 17/03/2013)
(Tin Môi Trường) - Vùng biển Bình Châu (Bình Sơn -Quảng Ngãi) không phải chỉ có một con tàu cổ bị đắm đang chờ được trục vớt mà nơi đây đã từng có đến 4 xác con tàu cổ được tìm thấy. Con tàu đắm vừa được phát hiện ở thôn Châu Thuận Biển là kho cổ vật vô giá. Những bí ẩn về vùng biển lưu xác con tàu cổ này cũng dần được hé lộ.

Thôn Châu Thuận Biển được bao bọc bởi những cánh đồng cát mênh mông, một bên chạy dọc theo phía biển, có một đoạn biển khoét sâu vào trong thành vòng cung khá rộng nên được dân địa phương gọi với cái tên trìu mến "Eo biển Vũng Tàu".

 
Cung đường Tơ lụa…
 
Trong quá khứ, trên đường thông thương dọc theo bờ biển miền Trung Việt Nam, những con tàu buôn của các thương gia phương Bắc hành trình trên vùng biển Đông, mỗi khi gặp bão tố thường ghé vào "Eo biển Vũng Tàu" để neo đậu, mua bán, tiếp tế lương thực, nhiên liệu... rồi tiếp tục đi về phương Nam. Chính vì vậy mà eo biển này cũng là nơi giữ chân nhiều con tàu cổ khi không chịu nổi sóng gió trùng khơi. 
 
Quang cảnh "Eo biển Vũng Tàu" hiện nay ở Bình Châu.
 
Trước khi vị trí con tàu chứa cổ vật gốm sứ ở thôn Châu Thuận Biển được xác định, người dân địa phương đã tìm thấy ba xác con tàu cổ bị chìm tại vùng biển xã Bình Châu. Trong mỗi con tàu có chứa rất nhiều cổ vật khác nhau, chủ yếu là đồ gốm, sứ đời tiền Minh đến đời nhà Thanh cùng nhiều cổ vật thuộc các niên đại về sau. Những cổ vật này được người dân Bình Châu sưu tầm khá nhiều.
 
Năm 1999, giới khảo cổ học Quảng Ngãi phát hiện một con tàu cổ bị đắm ở gần Hòn Nhàn, thuộc vùng biển Bình Châu. Dựa trên những hiện vật Bảo tàng tỉnh Quảng Ngãi thu giữ được, các nhà khảo cổ nhận định con tàu này có niên đại từ nửa cuối thế kỷ 14 đến đầu thế kỷ 15. Đây là thời kỳ triều Minh đang thịnh, có những đoàn tàu buôn hàng trăm chiếc hoạt động nhộn nhịp trên các vùng biển thông thương với nước ngoài. Từ những hiện vật chủ yếu là đồ gốm, sứ men trắng vẽ xanh phát hiện được trên con tàu cổ Hòn Nhàn khiến người ta nhận định rằng, đó có thể là con tàu buôn thời nhà Minh bị đắm.
 
Tiến sĩ, chuyên gia khảo cổ học Đoàn Ngọc Khôi-Phó giám đốc Bảo tàng tổng hợp tỉnh nhận định: Trong quá khứ, vùng biển Bình Châu tuy không phải là thương cảng sầm uất nhưng do đặc điểm địa lý, nơi đây thường xảy ra những trận bão lớn và bất thường. Eo biển lại nằm trên con đường tơ lụa- còn gọi là con đường gốm sứ trên biển từ nhiều thế kỷ trước nên có thể nhiều tàu buôn vào đây neo đậu, tránh bão, rồi gặp nạn.
 
Những bí ẩn về vùng biển Bình Châu
 
Theo những bậc cao niên, hàng trăm năm trước, vùng này có một con sông nối từ "Eo biển Vũng Tàu" tiến sâu vào đất liền, tàu bè qua lại đông đúc... Dần dần con sông bị cát bồi lấp, đến bây giờ không còn.
 
Cổ vật tìm thấy trên con tàu đắm tại thôn Châu Thuận Biển.
 

Các chuyên gia khảo cổ cho rằng, việc phát hiện những con tàu cổ bị đắm ở Bình Châu cho thấy vùng biển Sa Kỳ khi xưa là một cửa biển rất quan trọng, nối với các nhánh sông Chợ Mới và Châu Me (xã Bình Châu), ăn sâu vào đất liền. Dư địa chí tỉnh Quảng Ngãi và một số cuốn sách cổ viết về tỉnh Quảng Ngãi cũng từng mô tả hoặc nhắc đến nhánh sông này. Sông dài khoảng 4 km, ngày xưa vốn là nơi quần cư của dân ven biển. Tàu buôn thường ghé vào trao đổi hàng hóa với dân địa phương. Có thể đây cũng là một trong những nơi liên quan đến việc hình thành phố cổ Thu Xà năm xưa, từng phát triển thịnh vượng trong khoảng ba mươi năm đầu thế kỷ 19.
 
Qua những hiện vật thu giữ được từ các con tàu đắm ở vùng biển Bình Châu, như gốm bạch định, gốm celadon men ngọc, gốm xanh ô liu, gốm lồng bàn,... hoặc các chiếc bát được trang trí hoa văn hình long phụng, hay vẽ hoa dây hoặc cánh sen,... cũng có thể đoán được những cổ vật ở đây có niên đại sớm hơn, khoảng nửa cuối thế kỷ 13 đến thế kỷ 14. Như vậy, vùng biển Sa Kỳ ngày xưa, nhiều khả năng là nơi dừng chân của những đoàn tàu của thương gia nước ngoài khi đi theo hành trình của con đường tơ lụa- gốm sứ trên biển.
 
Có thể nói trong số những cổ vật dưới nước từng được phát hiện tại nơi các con tàu đắm, thì cổ vật ở vùng biển Bình Châu có niên đại cổ xưa nhất. Một số chuyên gia khảo cổ trong nước khi được cử về hỗ trợ nghiên cứu cổ vật ở tỉnh Quảng Ngãi nhận xét: Vùng biển này hết sức đặc biệt, chứa những cổ vật vô giá, có thể còn chứa nhiều bí ẩn khác về lịch sử, văn hóa mà ngành khảo cổ cần phải thăm dò mới có thể giải mã được. Qua đó làm sáng tỏ thêm những bí ẩn trong quá khứ về vùng biển này và cả khu vực.
 
Theo Nguyễn Khâm (Quảng Ngãi Online)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Vùng biển Bình Châu: Nơi có nhiều tàu cổ bị đắm

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk

(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.

Tin Môi Trường
 Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu

(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

VACNE 30 năm
 Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?

(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI