Độc đáo “Chợ lúa hai bận”
(09:14:54 AM 17/01/2013)(Tin Môi Trường) - Vùng đất Cà Mau có nhiều cái tên chợ rất lạ, người nơi khác thoáng nghe qua rất khó hiểu như "chợ chạy", "chợ chồm hổm, chợ quê", "chợ tôm". Nhưng gần đây lại có thêm cái tên chợ rất lạ là "chợ lúa hai bận". Có lẽ đây là ngôi chợ có một không hai ở vùng sông nước Cửu Long…
>> 25ha cánh rừng Net Zero Cà Mau tái sinh từ sức sống diệu kỳ >> Công trình hồ nước ngọt lớn nhất Cà Mau 3 năm "đội vốn" hàng chục tỷ đồng >> Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau >> Vì sao 40ha rừng tràm ở Cà Mau cháy lớn? >> Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
Một góc "chợ lúa hai bận" ở vàm Rạch Cui những ngày đầu năm mới Dương lịch.
Cái chợ có tên lạ lùng ấy tọa lạc tại cống vàm Rạch Cui (ấp Rạch Cui, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau). Chợ chỉ có hơn 10 gian hàng ăn uống, giải khát, tạp hóa, phân bón, xăng dầu,... Trong đó, mặt hàng bày bán phổ biến nhất là lúa. Do quy luật cung - cầu lương thực của một bộ phận nông dân trên cánh đồng lớn thuộc 2 xã Khánh Bình, Khánh Bình Đông mà chợ lúa tự nhiên này nhóm họp theo mùa vụ thu hoạch ngắn ngày.
Chợ này nhóm họp chỉ 2 lần/năm (từ địa phương là hai bận/năm) nên được gọi chết danh là "chợ lúa hai bận". Vụ họp chợ đầu tiên trong năm lúc lúa chín đồng loạt vào khoảng tháng 7, tháng 8 mưa dầm. Vụ thứ 2 bắt đầu sau những ngày vui xuân, đón Tết.
Thời điểm họp chợ, lúa chứa đầy bao chất chồng tràn lan trên hai bờ rạch, kéo dài từ dốc cầu bê tông ra tới cống ngăn mặn. Theo các bậc cao niên ở Rạch Cui, mặt bằng "Chợ lúa hai bận" nằm lọt thỏm trong phần đất nhị tì thuộc sở hữu của ông Năm Chánh.
Thời chiến tranh, ông Năm sống đời thương hồ để trốn bắt lính. Sau ngày đất nước thống nhất, ông gác chèo, lên bờ trồng lúa. Vào vụ hè thu, lúa thường chín vào tháng mưa, nhà nông chưa có điều kiện làm sân phơi nên vô cùng vất vả. Có lúc phải bán đổ, bán tháo trước khi lúa lên mộng, giá rẻ như cho…
Tuy nhiên, khi xã Khánh Bình Đông tách ra làm 2 xã Khánh Bình và Khánh Bình Đông. Cùng với chủ trương chuyển đổi lúa giống nhằm khai thác triệt để tiềm năng con người, đất đai, áp dụng khoa học - kỹ thuật, vùng đất này quy hoạch thành những cánh đồng lớn… Để giúp người trồng lúa canh tác hiệu quả, Nhà nước đầu tư cống, đê bao khép kín kết hợp làm lộ nông thôn.
Phần đất của ông Năm Chánh bị con lộ nhựa phóng ngang. Sau đó Nhà nước làm thêm cống bê tông kiên cố, cánh thương hồ muốn vào mua lúa phải đậu ngoài cống. Lâu ngày thành quen, nơi nào ghe tàu nhiều tự khắc quán xá hình thành. Cặp cống ngăn mặn, một hộ giàu trong xóm còn đầu tư nhà máy xay xát lúa.
Không lâu sau khi con đường nhựa hoàn thành, xe buýt lưu thông, ngay khu đất rộng của nhà ông Năm lập thêm bến xe buýt dừng đổ khách, bến xe ôm tự phát, khách vãn lai tấp nập.
Tận dụng cơ hội đó, vợ chồng ông Năm Chánh dành phần đất riêng của gia đình dựng nhà, mở quán buôn bán. Vợ chồng ông còn hiến một phần đất cho Nhà nước xây trường học, phần đất thừa còn lại phân lô cho bà con thuê mướn buôn bán, mở cơ sở làm ăn. Kể từ ngày đó, "chợ lúa hai bận" tự khắc sung túc hơn hẳn. Ông Năm trở thành ông chủ mặt bằng chợ lúa.
Không quen sống ồn ào nên sau khi cái quán được khai trương, ông Năm giao hết việc buôn bán cho vợ và con dâu, chuyên tâm chăm lo miếng đất trồng lúa ở ngọn Rạch Cui. Vẫn là thứ lúa ngắn ngày nhưng mỗi năm ông đều thay giống mới. Từ giống Thần nông 5, Thần nông 8 dễ nhớ, dễ tìm, nay ông chuyển sang các giống có gốc "OM…".
Nhờ áp dụng tốt khoa học kỹ thuật, những cánh đồng lớn ở kênh hội đồng Thành, ngọn rạch Ông Bích, Rạch Bàu đổ về kênh Hai Lưu, Lòng Ống, kênh Dân Quân, Vườn Xoài, Kiểu Mẫu… và cả đồng đất của ông Năm Chánh, sản lượng lúa năm sau luôn cao hơn năm trước. Theo đó, "chợ lúa hai bận" Khánh Bình ngày càng trở nên sung túc, đông vui.
Vào những dịp họp chợ, dân tứ xứ đổ về rất đông, một số thì buôn bán, một số chạy xe ôm. Thanh niên, trai tráng trong vùng, đặc biệt là đồng bào Khmer cũng có thêm việc làm nhờ vác lúa thuê cho ghe thu mua, hoặc vác gạo thuê cho nhà máy xay xát.
Về chợ lúa những ngày đầu năm mới, không khí bắt đầu đông vui hơn hẳn. Mùa họp chợ đang về với đầy ấp tiếng cười. Cái "chợ lúa 2 bận" độc đáo này đang góp thêm một phần vào nét văn hóa giao thương độc đáo tại vùng sông nước Cửu Long.
Theo HỮU TÙNG (Cần Thơ Online)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ
- Phú Yên thành lập Công viên địa chất
- Bộ rễ khủng cây di sản trùm kín miếu thờ ở Quảng Nam
- “Cụ” bàng trong trường học được công nhận cây Di sản
- Linh vật rồng khắp cả nước: Nơi được khen thần thái, nơi bị chê giống giun
- Nghệ nhân Bát Tràng chào tết Giáp Thìn 2024 với ấn ‘Hoàng đế chi bảo’
- Xá lợi tóc Phật được Myanmar bảo vệ nghiêm ngặt như thế nào?
- Quảng Ngãi: Đảo Lớn từng có cây ré mọc, đảo Mù Cu chỉ có cây mù cu
- Thành phố thông minh không chỉ cần phần cứng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Thu hồi chứng nhận kỷ lục của hồ Lắk
(Tin Môi Trường) - Viện Kỷ lục Việt Nam quyết định thu hồi chứng nhận kỷ lục "hồ nước ngọt tự nhiên trên Tây nguyên có diện tích lớn nhất Việt Nam" của hồ Lắk.
Phát hiện vỏ cây hấp thụ khí metan, có thể giúp chống biến đổi khí hậu
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên một nghiên cứu chứng minh được vỏ cây trong các khu rừng trên thế giới đang hấp thụ khí metan, một khám phá có ý nghĩa to lớn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Vì sao 21/6/2024 là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua?
(Tin Môi Trường) - Chỉ ít giờ nữa, chúng ta sẽ chính thức bước sang ngày 21/6, nhưng ít ai biết được rằng 21/6 năm nay sẽ là ngày đặc biệt nhất trong vòng 228 năm qua.