Di sản xanh » Di tích xưa
Tranh cãi xung quanh hiện vật "lạ" vừa tìm thấy ở thành nhà Hồ
(13:39:04 PM 09/01/2013)Trong quá trình nghiên cứu khai quật khảo cổ học tại đường Hoàng Gia và khu vực hào thành mới đây, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra ba hiện vật. Các hiện vật này đều được chế tác từ đá vôi xanh, tương tự như đá dùng để xây Thành nhà Hồ, mang dáng dấp kiểu quả cân theo (dạng hình thang), có lỗ tròn xuyên qua phần thân phía trên.
Sau khi phát hiện ra các hiện vật trên, các nhà khảo cổ học và các nhà nghiên cứu cũng đã có những nhận định ban đầu khác nhau về công năng sử dụng của loại hiện vật này.
Theo nhận định của các nhà khảo cổ học thì đây có thể là đối trọng của đòn bẩy bắn đá (súng bắn đá cơ học) được dùng để bắn các viên bi đá phục vụ quân sự của nhà Hồ. Vào thời kỳ cuối thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15, đây có thể xem là loại vũ khí cơ học trong phòng thủ của nhà Hồ và công cụ này còn được các triều đại phong kiến về sau sử dụng lại.
Bên cạnh đó, cũng có những ý kiến cho rằng đây chính là đối trọng của ròng rọc kéo đá lên xây Thành. Vào thời kỳ cuối thế kỷ 14, đầu thế kỷ 15, khi kỹ thuật xây dựng còn chưa phát triển, đa phần còn dựa vào sức lao động thủ công thì việc phát minh ra ròng rọc kéo đá lên cao được xem là sự sáng tạo tài tình của những thợ xây dựng thời Hồ.
Tùy thuộc vào khối lượng của những khối đá lớn hay nhỏ cần kéo lên để xây dựng mà những người thợ có thể dùng kết hợp một hoặc nhiều dụng cụ này để làm đối trọng cho ròng rọc.
Còn theo các cụ cao niên ở địa phương thì cho rằng, qua các câu chuyện của cha ông kể lại thì đây là một loại công cụ được nhà Hồ sử dụng vào việc cột voi, một trong những loại động vật được nhà Hồ sử dụng phổ biến trong việc vận chuyển đá.
Ông Nguyễn Xuân Toán, Phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản thành nhà Hồ cho biết, hiện các cơ quan chức năng và các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục tìm hiểu và xác định về công năng sử dụng của loại hiện vật này. Trung tâm đã đưa các loại hiện vật này vào trưng bày tại phòng trưng bày bổ sung của khu Di sản Thế giới Thành nhà Hồ phục vụ công tác tham quan và phát huy giá trị của khu di sản.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
- Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Quảng Bình "đệ nhất thụ"
- Độc đáo cây di sản Việt Nam:Vương quốc cây di sản
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Huyền bí rừng đỗ quyên trên đỉnh Arung
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cung đường cây di sản trên đảo tiền tiêu
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Đài quan sát kơ nia
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cây dầu rái hơn 200 tuổi trong đình Thoại Ngọc Hầu
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cụ đa "trơ gan cùng tuế nguyệt"
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...