Di sản xanh » Di tích xưa
Thanh Hóa: Chuyện về cây Gạo 300 năm tuổi chết sau khi được "vinh danh"
(08:57:04 AM 03/04/2014)Người dân làng Cẩm Bào, xã Vạn Hòa, huyện Nông Cống, Thanh Hóa, không biết cây Gạo có từ khi nào, cụ già nhất làng cũng cho biết khi lớn lên đã thấy cây Gạo đứng sừng sững, vươn rễ, vươn cành ra khắp một khoảnh đất rộng lớn.
Theo những nhà nghiên cứu thì cây Gạo này có độ tuổi khoảng hơn 300 năm. Đã từng chịu rất nhiều những trận bom mìn dội xuống, từng trải qua hàng trăm năm với những khắc nghiệt của thời gian, cây Gạo vẫn sừng sững hiên ngang bảo vệ dân làng.
Thế nhưng một điều đáng buồn là vào cuối năm 2012, cây Gạo được Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam trao bằng chứng nhận “Cây Di sản Việt Nam” thì đến tháng 3/2013, cây Gạo bỗng nhiên bị chết khiến dân làng Cẩm Bào tiếc thương đến mất ăn mất ngủ.
Một số cụ cao niên trong làng Cẩm Bào cho biết, “cụ” bỏ dân làng đi do nhiều nguyên nhân. Có thể khi đào đất làm tường rào bao quanh, người ta đã chặt vào rễ cây, làm rễ bị xót. Không những thế, khi chuẩn bị được vinh danh, “cụ” đã được chính quyền đào hố dưới gốc và đổ vào đó khoảng 4 tạ phân lân, có thể vì thế mà cây bị “bội thực”, dẫn đến chết dần chết mòn. Ngoài ra, cũng có thể do Nhà máy giấy gần đó trực tiếp xả chất thải ra dòng sông Yên, làm nhiễm độc dẫn đến thối rễ cây...
Sau khi “cụ” cây có biểu hiện chết, nhân dân và chính quyền đã tìm mọi cách để cứu cây, thậm chí nhiều người còn mang đồ lễ đến cầu xin cây sống trở lại. Cho đến bây giờ, đã 1 năm trôi qua kể từ ngày “cụ” cây chết, người dân làng Cẩm Bào vẫn chưa nguôi ngoai nỗi tiếc thương. Chiều chiều, các cụ cao tuổi vẫn dẫn các cháu nhỏ chơi dưới gốc cây như hồi tưởng lại những hồi ức đẹp về cây trăm tuổi.
Cây chết, người đau thắt ruột gan!
Câu đầu tiên nói về việc cây Gạo rời bỏ dân làng, cụ Trần Văn Tại rơm rớm nước mắt: “Người dân làng Cẩm Bào tiếc thương cây Gạo đến đau thắt ruột gan. Một năm qua rồi nhưng tôi vẫn thương nhớ cây gạo đến không ăn không ngủ được. Đêm nằm tôi mơ cây Gạo vẫn đang còn sống...”. Rồi cụ dẫn chúng tôi ra phía sân chỉ vào cây gạo nhỏ cụ trồng nói: “Con của “cụ” (ý nói cây Gạo - PV) đấy. May mà ngày trước tôi mang một cây con về trồng nên bây giờ mới còn chứ không thì giờ biết làm sao”.
Nhà cụ Tại ở cách cây Gạo không đầy chục mét. Cụ bảo thời kháng chiến chống Pháp, chính ở tại nơi này có công trường 252 chế tạo bom đạn có hàng nghìn công nhân, nhà cụ là nơi nấu ăn, ngay dưới gốc cây gạo là kho chứa vũ khí. Dường như biết điều này, máy bay giặc liên tục nhằm nơi này để tấn công.
Dân làng Cẩm Bào lúc nào cũng cử người trèo lên tận những cành cao nhất của cây Gạo để theo dõi tình hình. Cứ quan sát thấy bóng dáng máy bay từ xa là người ở trên cây dùng loa thông báo cho cả làng đi trốn. Mọi người đều tập trung núp dưới những chiếc hầm nằm dưới gốc cây Gạo.
Những trận bom dội xuống từ máy bay giặc cũng nhờ có những tán Gạo xum xuê chằng chịt cản nên giảm sức sát thương. Trải qua vô số lần bị tấn công nhưng hầm chứa bom đạn dưới gốc cây vẫn được đảm bảo an toàn.
Cũng theo cụ Tại thì sau những trận bom như thế, cuộc sống của dân làng Cẩm Bào lại trở lại bình yên, gốc cây Gạo là nơi nhộn nhịp nhất làng. Ngày rằm, ngày lễ người dân lại tập trung nấu ăn, mổ gà, mổ lợn cúng bái ngay dưới gốc cây gạo này. Hồi đó, bên cạnh cây Gạo còn có một cái đình. Trải qua thời gian, đình làng không còn nữa nhưng cây Gạo thì vẫn vươn mình đầy sức sống. Vậy mà sau hơn 300 trăm năm bao bọc, che chở dân làng, cây Gạo - báu vật của người dân làng Cẩm Bào đã chết sau khi được vinh danh!
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Quảng Bình "đệ nhất thụ"
- Độc đáo cây di sản Việt Nam:Vương quốc cây di sản
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Huyền bí rừng đỗ quyên trên đỉnh Arung
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cung đường cây di sản trên đảo tiền tiêu
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Đài quan sát kơ nia
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cây dầu rái hơn 200 tuổi trong đình Thoại Ngọc Hầu
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cụ đa "trơ gan cùng tuế nguyệt"
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cụm bằng lăng cổ thụ 3 cây nở hoa 3 màu khác nhau
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9
(Tin Môi Trường) - Hòa chung với niềm phấn khởi tự hào của nhân dân cả nước đón chào Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2024), nhân dân làng Vạn Lộc, xã Xuân Phong (được sát nhập thành xã Xuân Giang từ ngày 01/9/2024), huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định long trọng tổ chức lễ công bố quyết định và đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam.
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...