Di sản xanh » Di tích xưa
Quảng Nam: 10 năm bảo tồn Di sản thế giới Mỹ Sơn
(08:46:01 AM 17/12/2013)Thánh địa Mỹ Sơn (nguồn: internet)
Dự án “Bảo tồn Di sản Thế giới Mỹ Sơn” do UNESCO điều phối thực hiện với nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Italy thông qua Quỹ tín thác Italy, được chia làm 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn I (2003-2005) có vốn tài trợ 812.470 USD, giai đoạn II (2008-2010) có vốn tài trợ 538.788 USD và giai đoạn III có tổng số vốn tài trợ 282.735USD.
Qua 10 năm thực hiện, dự án hợp tác ba bên giữa Việt Nam-Italy-UNESCO đã đạt được những kết quả quan trọng, nổi bật là thành quả trong việc trùng tu các tháp thuộc nhóm G, khai quật và xử lý hơn 1.500 hiện vật khảo cổ, tổ chức trưng bày hiện vật và nâng cấp hệ thống trưng bày chuyên đề tại bảo tàng tại chỗ, nâng cấp cảnh quan nhóm tháp G, xây dựng hệ thống biển thông tin và các ấn phẩm sáng tạo quảng bá di sản.
Bên cạnh đó, kết quả quan trọng nhất của dự án là việc đào tạo nâng cao năng lực của các cán bộ chuyên môn và quản lý từ cấp Trung ương, cấp tỉnh và địa phương trong việc ứng dụng các tiêu chuẩn quốc tế vào bảo tồn, từ hoạt động khảo cổ tới trùng tu. Nhiều công nhân địa phương đã được đào tạo về trùng tu di tích để tham gia vào công tác trùng tu tại địa phương.
Tại cuộc họp, các bên tham gia đã tổng kết lại 10 kết quả và thành tựu chính của dự án trong suốt 10 năm thực hiện 2003-2013 và thực hiện bàn giao Kho hiện vật bao gồm hơn 1.500 hiện vật khảo cổ được phát hiện trong quá trình khảo cổ trùng tu. Đồng thời, một hệ thống dữ liệu tiên tiến được sử dụng để phân loại, lập danh mục hiện vật cũng đã được phía chuyên gia bàn giao lại cho Ban Quản lý Di tích và Du lịch Mỹ Sơn.
Bà Katherine Muller Marin, Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam cho biết: Các tháp thuộc nhóm G bắt đầu quá trình trùng tu và mở cửa từ tháng 6/2013, sau hơn 10 năm trùng tu. Dự án đã minh chứng cho sức mạnh của quan hệ đối tác giữa của Chính phủ Italy và Việt Nam thông qua sự điều phối của UNESCO. Nhờ đó du khách có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về một báu vật vô giá của nhân loại.
Tại buổi tổng kết, các chuyên gia cũng nêu những khuyến nghị cụ thể đối với UBND tỉnh Quảng Nam và các cơ quan quản lý di sản tại địa phương về những hành động cần thiết, tập trung vào ba lĩnh vực: Quản lý Khu di sản; Công tác trùng tu và bảo dưỡng di tích; Quản lý vận hành bảo tàng.
Trong đó, nổi bật là ý kiến: Cần thiết phải cải thiện quản lý về mặt thể chế, trao quyền và nâng tầm của Ban quản lý Khu Di sản Thế giới Mỹ Sơn lên tương đương cơ quan cấp tỉnh.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyến nghị cụ thể về vấn đề điều tiết giao thông nội bộ, sớm chấm dứt tình trạng quá tải và ách tắc xe cộ trong vùng lõi khu di sản, việc các phương tiện gây ô nhiễm và đẩy nhanh tình trạng xuống cấp của đường nội bộ dẫn vào cụm di tích.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
-
Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam
-
Độc đáo cây di sản Việt Nam: Quảng Bình "đệ nhất thụ"
-
Độc đáo cây di sản Việt Nam:Vương quốc cây di sản
-
Độc đáo cây di sản Việt Nam: Huyền bí rừng đỗ quyên trên đỉnh Arung
-
Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cung đường cây di sản trên đảo tiền tiêu
-
Độc đáo cây di sản Việt Nam: Đài quan sát kơ nia
-
Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cây dầu rái hơn 200 tuổi trong đình Thoại Ngọc Hầu
-
Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cụ đa "trơ gan cùng tuế nguyệt"
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".

Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...
.jpg)