Di sản xanh » Di tích xưa
Phú Yên: Khó xử lý tình trạng xâm hại thắng cảnh đầm Ô Loan
(09:40:35 AM 09/08/2013)Di tích quốc gia thắng cảnh đầm Ô Loan (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) đang bị xâm hại
Tuy nhiên, do công tác quản lý lỏng lẻo của chính quyền các xã nên từ năm 1997 đến 2011 đã có 177 hộ vi phạm xây dựng nhà ở với diện tích hơn 14.080 m2 trong khu vực bảo vệ đầm Ô Loan và 82 trường hợp xây hồ nuôi trồng thủy sản với diện tích vi phạm hơn 16 hecta. Trước tình trạng trên, tháng 7/2011, UBND tỉnh Phú Yên ban hành công văn về tăng cường quản lý quy hoạch di tích thắng cảnh đầm Ô Loan. Theo đó, UBND huyện Tuy An phải xử lý dứt điểm đối với những trường hợp tự ý xây nhà ở và đắp ao đìa nuôi trồng thủy sản trong đầm Ô Loan; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định đối với những trường hợp trong vùng quy hoạch dự án nuôi trồng thủy sản đầm Ô Loan. UBND huyện Tuy An và các ngành chức năng thực hiện đúng theo quy hoạch khoanh vùng bảo vệ di tích, sớm tiến hành cắm mốc và công khai quy hoạch để nhân dân biết…
Thế nhưng đến nay những nội dung trên vẫn chưa thực hiện triệt để. Chỉ duy nhất có việc tháng 7/2012, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Yên cắm tạm thời 350 mốc chỉ giới thực địa trên cơ sở lấy đường giao thông quanh đầm làm ranh giới quản lý trong thời gian trước mắt. Bên cạnh đó, việc quy hoạch khoanh vùng bảo vệ di tích nói trên là chưa phù hợp với thực trạng, đã và đang gây xáo trộn, khó khăn trong đời sống nhân dân. Bởi lẽ, qua điều tra của UBND huyện Tuy An trước khi tỉnh Phú Yên ban hành quy hoạch khoanh vùng bảo vệ di tích đã có 1.363 hộ với 3.885 khẩu thuộc các xã An Cư, An Hiệp, An Hòa, An Hải và An Ninh Đông sinh sống nằm trong khu vực bảo vệ di tích. Đó là chưa kể gần 300 hecta mặt nước đầm Ô Loan bị người dân tự ý đắp ao đìa xây hồ nuôi thủy sản trái phép. Nguồn lợi thủy sản khai thác từ đầm Ô Loan là nguồn thu nhập chủ yếu của người dân sống quanh đầm; hơn nữa việc di dời 1.363 hộ dân đi định cư nơi khác là rất khó thực hiện. Liên quan đến đời sống người dân, năm 2012, UBND tỉnh Phú Yên cũng đã đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch điều chỉnh lại khu vực bảo vệ di tích nhưng đến thời điểm này Bộ vẫn chưa trả lời.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
- Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Quảng Bình "đệ nhất thụ"
- Độc đáo cây di sản Việt Nam:Vương quốc cây di sản
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Huyền bí rừng đỗ quyên trên đỉnh Arung
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cung đường cây di sản trên đảo tiền tiêu
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Đài quan sát kơ nia
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cây dầu rái hơn 200 tuổi trong đình Thoại Ngọc Hầu
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cụ đa "trơ gan cùng tuế nguyệt"
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...