»

Thứ năm, 21/11/2024, 15:27:28 PM (GMT+7)

Phải giữ bằng được bãi đá cổ Sa Pa!

(08:24:44 AM 13/11/2018)
(Tin Môi Trường) - Theo thời gian, các phiến đá ở bãi đá cổ Sa Pa (huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai) bị bào mòn nhưng cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra phương án bảo tồn tốt nhất

Nằm sâu trong thung lũng Mường Hoa ở huyện Sa Pa, bãi đá cổ Sa Pa với 211 phiến đá lớn nhỏ ghi dấu những hoa văn, ký tự, hình chạm khắc khác nhau như: hình người, hình ruộng bậc thang, nhà sàn, dấu vết chữ viết… Theo năm tháng, chúng ngày càng bị bào mòn do sự tác động của thiên nhiên lẫn con người.

 
Quản lý rất khó khăn
 
Bãi đá cổ Sa Pa là điểm đến tham quan của nhiều du khách trong và ngoài nước mỗi khi đặt chân tới vùng đất Lào Cai. Một số chuyên gia chữ viết từng nhận định tổng thể bãi đá cổ này là một bộ sách khổng lồ được khắc bằng văn tự đồ họa cổ. Cũng có những nhà nghiên cứu cho rằng các hình vẽ này thuộc nhiều thời đại khác nhau. Ở đây, người ta nhận thấy có rất nhiều nét tương đồng với văn hóa Đông Sơn, có niên đại cách đây 2.300 - 3.000 năm…
 
Mới đây, thông tin có người cố tình hay vô ý tẩy xóa những hoa văn, ký tự trên một số phiến đá cổ rộ lên. Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, việc tẩy xóa này chỉ xảy ra trên 1 phiến đá nằm gần nhà trưng bày các bản dập của khu chạm khắc đá cổ Sa Pa.
 
Giải thích về việc này, ông Nguyễn Xuân Cường, Giám đốc Ban Quản lý di tích huyện Sa Pa, cho biết: "Nói có việc tẩy xóa trên các phiến đá cổ là hoàn toàn không đúng. Phiến đá được phản ánh bị tẩy xóa chỉ là vết sơn của người dân địa phương chơi Tết năm 2017 để lại, khi ban bảo vệ di tích phát hiện đã lấy khăn ướt lau nhằm làm sạch. Do nhiều năm phơi sương, phơi nắng, những phiến đá này không còn được như nguyên thủy nên xảy ra hiện tượng ở vị trí được làm sạch có đổi màu so với những phần khác của phiến đá. Thực tế, phiến đá này nằm ở vị trí mà ban bảo vệ di tích có thể quan sát nên sẽ không có ai cố tình tẩy xóa được".
 
Phải[-]giữ[-]bằng[-]được[-]bãi[-]đá[-]cổ[-]Sa[-]Pa!
Phiến đá cổ được cho là bị tẩy xóa
 
Theo ông Cường, vị trí phiến đá được ban bảo vệ làm sạch vết sơn trước đây không hề có hoa văn hay ký tự nào, một số nét nguệch ngoạc như hiện nay là do du khách hoặc người dân viết lên. Minh chứng là trong bản dập mà các nhà nghiên cứu thực hiện năm 2005, vị trí này không hề được ghi lại. Phiến đá còn có vết bùn đất do trẻ con nghịch ném lên, lâu ngày bong ra làm đổi màu.
 
"Không phải ban quản lý đùn đẩy trách nhiệm nhưng do địa bàn quá rộng, hơn 200 phiến đá trải rộng ra 3 xã nên việc quản lý cũng rất khó khăn" - ông Cường phân trần.
 
Cần nghiêm túc bảo vệ
 
Theo đại diện Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) tỉnh Lào Cai, ngay sau khi có thông tin phản ánh về việc tẩy xóa trên đá cổ, sở đã cho người đến kiểm tra. Hiện nay, sở có những đề án nhằm bảo tồn di tích cấp quốc gia này. Rất nhiều lần, sở đã kiên quyết giữ bằng được bãi đá cổ khi nhiều công ty muốn vào khai thác nguồn lợi từ thủy điện.
 
PGS-TS Nguyễn Văn Huy, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học, nhận định: "Bãi đá cổ Sa Pa là một tài sản lịch sử lâu đời. Các chuyên gia Pháp và Viện Khảo cổ Việt Nam đã nghiên cứu rất kỹ nhưng đây vẫn là một bí mật chưa thể khám phá. Từ đó, việc bảo vệ nguyên trạng bãi đá cổ này là cần thiết và phải làm nghiêm túc. Để việc tổ chức bảo tồn được hiệu quả, Bộ VH-TT-DL cần phải phối hợp chặt chẽ với tỉnh Lào Cai".
 
Trong khi đó, TS Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, cho rằng hiện nay, tình trạng vẽ, viết bậy diễn ra ở nhiều di tích trên cả nước. Lâu nay, các cơ quan, ban ngành đã vào cuộc nhưng tình trạng xuống cấp của nhiều di tích, trong đó có bãi đá cổ Sa Pa, vẫn xảy ra, việc bảo tồn rất khó vì thiếu nhân lực cũng như vật lực. Tuy nhiên, các ban ngành liên quan vẫn phải kết hợp chặt chẽ để tìm ra cách bảo tồn, không thể để các di sản bị hao tổn theo thời gian. 
 
Di tích Lịch sử cấp quốc gia
 
Bãi đá cổ Sa Pa nằm trên địa phận 3 xã: Tả Van, Hầu Thào và Sử Pán, với diện tích khoảng 8 km2, được nhà Đông Dương học người Pháp gốc Nga là Victor Goloubev phát hiện từ năm 1923. Sau đó, nhiều nhà nghiên cứu phương Tây đã đến đây tìm hiểu và giới thiệu rộng rãi trên các phương tiện truyền thông.
 
Đến tháng 10-1994, bãi chạm khắc đá cổ Sa Pa được Bộ VH-TT-DL công nhận là Di tích Lịch sử cấp quốc gia
(Huy Thanh/NLĐ)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Phải giữ bằng được bãi đá cổ Sa Pa!

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9

Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9

(Tin Môi Trường) - Hòa chung với niềm phấn khởi tự hào của nhân dân cả nước đón chào Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2024), nhân dân làng Vạn Lộc, xã Xuân Phong (được sát nhập thành xã Xuân Giang từ ngày 01/9/2024), huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định long trọng tổ chức lễ công bố quyết định và đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam.

VACNE 30 năm
 Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI