Di sản xanh » Di tích xưa
Những công trình "không biết ai xây mà có" của nhân loại
(01:05:16 AM 21/10/2013)Trên Trái đất có rất nhiều công trình bí ẩn mà các nhà khoa học vẫn đang đau đầu đi tìm lời giải thích cho câu hỏi: “Ai đã tạo ra chúng?” hay “Chúng được tạo ra bằng các nào?”…
Cùng điểm lại một vài những địa danh, công trình bí ẩn còn sót lại trên Trái đất qua danh sách của trang Cracked dưới đây.
1. Thành phố kim tự tháp Teotihuacan
Teotihuacan là một trong những thành phố kim tự tháp đặc sắc nhất trên thế giới nằm cách thủ đô Mexico khoảng 48km về phía Đông Bắc. Tên của thành phố trước đây là gì và kiến trúc của nó như thế nào vẫn còn là một bí ẩn với các nhà khoa học.
Teotihuacan ngày nay.
Bởi tất cả những gì chúng ta biết ngày nay là cái tên Teotihuacan được người Aztec đặt sau khi họ hành hương đến khu vực này và nó mang một ý nghĩa, đó là “Nơi các vị thần được sinh ra”.
Teotihuacan gồm nhiều kim tự tháp nhỏ và 3 kim tự tháp khổng lồ - kim tự tháp Mặt trăng, kim tự tháp Mặt trời và kim tự tháp Quetzalcoatl (hay đền Rắn). Kim tự tháp Mặt trăng nằm ở phía Bắc, cao 46m, chiều ngang móng dài 168m, chiều dọc 149m.
Kim tự tháp Mặt trời.
Trong khi đó, kim tự tháp Mặt trời cách kim tự tháp Mặt trăng khoảng 0,8km về phía Nam, với chiều cao trên 63m, chiều dài và dọc của móng hơn 225m. Đền Rắn nằm về phía Nam của kim tự tháp Mặt trời, còn có tên kim tự tháp Quetzalcoatl.
Được hoàn thành vào thế kỷ III, đền Rắn nhỏ hơn so với hai kim tự tháp Mặt trăng, Mặt trời. Bên cạnh đó 6 bậc thang lên xuống là 2 căn hộ kép, có thể đây là nơi ở của những nhân vật quan trọng trong vùng.
Tính ra tổng thể tích kim tự tháp lên tới 1 triệu m3 và để xây dựng đền, phải cần đến một khối lượng vật liệu rất lớn, cùng một số lượng công nhân khổng lồ. Và đây chính là bài toán mà các nhà khoa học ngày này vẫn chưa giải thích được.
Chủ nhân thực sự của Teotihuacan vẫn là một điều bí ẩn còn bỏ ngỏ.
Một câu hỏi lớn hơn được đặt ra là ai đã xây dựng khu kim tự tháp này. Người Aztec đã sinh sống, sử dụng Teotihuacan hàng ngàn năm nhưng họ không phải là tác giả của tổ hợp công trình đồ sộ này. Tổ tiên của dân Aztec đã tìm thấy thành phố khổng lồ này giữa rừng sâu và trong cả mấy ngàn năm chưa một ai lý giải được vì sao những chủ nhân thực sự của nó lại biến mất không một dấu vết.
2. Kiến trúc lạ lùng ở biển hồ Galilee
Biển hồ Galilee là một hồ nước ngọt lớn nhất ở Israel với diện tích tổng cộng là 166km². Hồ nằm ở độ sâu 209m dưới mực nước biển và là hồ nước ngọt thấp nhất trên Trái đất.
Ảnh chụp vệ tinh biển hồ Galilee.
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện dưới đáy hồ có một kiến trúc bằng đá to lớn được tạo ra cách đây hơn 2000 năm. Cấu trúc bí ẩn có dạng chóp nón, cao gần 10m, đường kính khoảng 70m, được làm từ hàng ngàn viên sỏi và đá bazan được đẽo gọt, ước tính nặng khoảng 60.000 tấn.
Các khối đá này xếp chồng lên nhau, giống hệt một đài tưởng niệm để chôn cất người chết. Và điều thú vị, chính những nhà khoa học đã công nhận, cấu trúc khác thường không là kết quả từ tự nhiên mà được tạo dựng trên đất liền rồi bị chìm dưới biển hồ Galilee.
Khó có thể trả lời được một nền văn minh nào có thể xây dựng một công trình đồ sộ như vậy dưới nước từ cách đây cả 2000 năm. Điều này vô tình càng tăng thêm sự thú vị về biển hồ Galilee nơi Chúa Jesus giảng đạo cho dân Do Thái.
3. Tường thành bí ẩn ở Nan Madol
Nan Madol là một thành phố cổ đổ nát nằm ở ngoài khơi bờ biển phía Đông của đảo Pohnpie, từng là thủ phủ của triều đại Saudeleur. Ngày nay, đây là một trong bốn tiểu bang trong liên bang Micronesia.
Nan Madol đã giành được nhiều sự quan tâm từ các nhà khảo cổ học vì trên đảo được xây dựng gần như hoàn toàn bằng các bức tường đá bazan (một loại đá được hình thành từ dung nham núi lửa) hình lăng trụ cao từ 5,5m - 7,6m và dày khoảng 5,2m. Các bức tường được xây dựng bằng cách xếp chồng lần lượt các khối đá cao lên.
Ước tính tổng số đá bazan để xây dựng nên bức tường chắn này là 250 triệu tấn. Một câu hỏi mà các nhà khoa học đặt ra là “Mỗi khúc đá bazan như vậy có thể trọng lên tới 50 tấn, vậy con người thời xưa làm cách nào di chuyển và xếp chúng chồng cao lên như vậy?”.
Người dân địa phương đã giải thích bí ẩn này bằng 2 câu truyện thần thoại. Câu chuyện thứ nhất kể lại rằng có hai anh em tên Olosipa và Olosopa từ đất liền đến đã xây dựng Nan Madol làm nơi diễn ra nghi thức hợp nhất các bộ tộc.
Họ đã dùng phép thuật bay lên để xây những bức tường cao tới 10m từ những tảng đá nặng 50 tấn và dài 6m. Câu truyện thứ hai là về những người khổng lồ sống trên đảo, chính họ là những người thực hiện công việc bê các khối đá cắt thành khúc này về, để xây dựng lên các bức tường.
Nhưng dù sự thật thế nào thì Nan Madol vẫn luôn bị bỏ hoang, vì mọi người tin rằng, đây là nơi trú ngụ của những linh hồn sau khi chết, bức tường thành bằng đá chính là rào cản giữa ma quỷ và thế giới con người.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
- Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Quảng Bình "đệ nhất thụ"
- Độc đáo cây di sản Việt Nam:Vương quốc cây di sản
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Huyền bí rừng đỗ quyên trên đỉnh Arung
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cung đường cây di sản trên đảo tiền tiêu
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Đài quan sát kơ nia
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cây dầu rái hơn 200 tuổi trong đình Thoại Ngọc Hầu
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cụ đa "trơ gan cùng tuế nguyệt"
Bài viết mới:
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ (22/11/2024)
- Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam (22/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Đào Đức Hiếu: Người mang trà Việt vươn tầm quốc tế
(Tin Môi Trường) - Trong hành trình hơn 20 năm gắn bó với trà, nghệ nhân trà Đào Đức Hiếu đã đi qua hơn 30 quốc gia, học hỏi và nghiên cứu về trà từ những nền văn hóa khác nhau.
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...