Di sản xanh » Di tích xưa
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn và cuộc bốc thăm giành đắc địa
(15:40:27 PM 24/10/2015)Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
Với hai tháp chuông cao vút, mặt tiền ngó thẳng xuống đường Đồng Khởi, một trong những con đường xưa nhứt và phồn thịnh nhứt của Sài Gòn, nhà thờ là niềm tự hào của người Sài Gòn - TP.HCM.
Dự kiến quý 4-2015 nhà thờ sẽ được trùng tu lớn. Dịp này chúng tôi xin giới thiệu môt số nét lịch sử của ngôi nhà mang tính biểu tượng của Sài Gòn để bạn đọc xa gần biết thêm.
Di chuyển
“Một nhà thờ, một nhà in, một quán cà phê” theo nhận xét của người phương Tây, luôn đánh dấu sự hiện diện của người Pháp ở một nơi nào đó.
Sau khi chiếm Sài Gòn bằng vũ lực vào đầu năm 1859, năm 1860 người Pháp lấy một ngôi chùa đã sơ tán vì chiến tranh ở đường số 5 sau đổi tên là đường Vannier nay là đường Ngô Đức Kế làm nhà thờ.
Đây là nhà thờ đầu tiên ở Sài Gòn dành cho binh lính Pháp đến hành lễ. Ba năm sau, ngày 28-3-1863, do nhà thờ cũ quá nhỏ, Đức cha Ngãi (Lefèbvre, người đã giới thiệu ông Trương Vĩnh Ký với quân Pháp) chủ trì xây dựng một nhà thờ mới bên bờ Kinh Lớn (nay là đường Nguyễn Huệ).
Nhà thờ cột cây, vách ván, nóc lợp ngói nằm cách sông Sài Gòn chừng 500m hoàn thành năm 1865 với tên nhà thờ Sài Gòn.
Vị trí hiện nay chính là nền của cao ốc Sunwah trên đường Nguyễn Huệ. Cũng xin được nói thêm nền của nhà thờ sau đó đã xây một cơ sở gọi là Tòa tạp tụng trước khi xây tòa án thành phố hiện nay vào năm 1885.
Tòa tạp tụng đã xử nhiều vụ án, trong đó có một số vụ tử hình ngay trước sân tòa (ngay trên đường Nguyễn Huệ hiện nay).
Báo Nam Kỳ số 64 ngày 12-1-1899 đưa tin “Vụ xử tử. Hôm thứ ba ngày mồng 10 janvier nầy, hồi 6 giờ rưỡi sớm mai tại Saigon ở phía trước tòa Tạp tụng (đường Charner), có chém tên Đoàn Văn Nơi 28 tuổi, bị tòa kết án trảm quyết vì nó đã đâm một người đờn bà tên là Thị Quăn ở tại Gò Dưa (Thủ Đức) 11 lưỡi dao mà giựt vàng của người ấy. Xung quanh giàn máy chém, có một tốp lính bộ Langsa ăn mặc y phục lớn đứng bao. Tên tội nhơn đi tới đó ở trong một cái xe kiếng, bộ mặt mét xanh và sợ hãi lắm. Hồi cái xe kiếng đi tới ngừng một bên giàn máy, thì Đoàn Văn Nơi la lên hai ba tiếng chi gớm ghiếc lắm không hiểu nói cái gì. Tức thì mấy người phụ với ông Pâté lại ôm nó, đem bỏ nằm trên tấm ván khốn nạn trong máy, thì không được lâu bằng giờ ta dùng mà viết mấy hàng chữ này thì con người đã trả xong phần nợ đời”.
Nhà thờ Đức Bà năm 1880 - Ảnh tư liệu
Hai lần bốc thăm
Nhà thờ Sài Gòn sau năm năm sử dụng (1870) đã xuống cấp nhiều, mối mọt khắp nơi không sử dụng được nữa.
Từ năm 1870 trở đi, việc hành lễ tại Sài Gòn đều diễn ra tại phòng khánh tiết của dinh Thống đốc Nam Kỳ bằng gỗ do Bonard mua từ Singapore sang xây dựng.
Địa chỉ này từ năm 1874 là Trường Tabert, sau năm 1975 đổi thành Trường trung học Sư phạm và nay là Trường Trần Đại Nghĩa.
Đương nhiên, việc “mượn nhà” để làm lễ một cách thường xuyên lâu ngày trở nên quá bất tiện. Vì vậy, sau khi nhậm chức phụ trách giáo phận Sài Gòn, Giám mục Colombert đã nghĩ tới việc xây dựng một nhà thờ vững chắc, kiên cố và nằm ở một vị trí xứng đáng thay thế nhà thờ cũ.
Ý nghĩ nầy có lẽ giám mục Colombert đã “nói ra” với nhà cầm quyền.
Tháng 8-1876, Thống đốc Nam kỳ Duperré đã tổ chức một cuộc thi vẽ đồ án kiến trúc nhà thờ Sài Gòn mới.
Ngoài mục tiêu có chỗ thờ phượng, làm lễ cho tín đồ, việc xây dựng nhà thờ lớn cũng nhằm mục đích phô trương đạo Công giáo và quảng bá sự vĩ đại của nền văn minh Pháp trước người dân thuộc địa.
Cuộc thi diễn ra không lâu đã có 18 đồ án thiết kế tham gia, và cuối cùng đồ án của kiến trúc sư J. Bourad với kiến trúc theo kiểu Roman cải biên pha trộn nét Gothique đã được chọn.
Vị trí xây dựng thì có ba đề nghị khác nhau. Một, ở góc Hai Bà Trưng - Lê Duẩn (Tổng lãnh sự Pháp hiện nay), hai tại nền nhà thờ Sài Gòn cũ (nền cao ốc Sunwah) và ba là vị trí hiện nay, một điểm cao của Sài Gòn và là trung tâm của thành Gia Định xưa.
Khi đào móng xây dựng nhà thờ vào năm 1877, người ta phát hiện một lớp tro dày của lúa gạo bị cháy. Đây là số lúa gạo bị quân Pháp đốt vào tháng 3-1859 sau khi hạ thành Gia Định.
Vị trí hiện nay là một vị trí đắc địa, khi ấy có nhiều “tranh giành”. Phía đạo Tin Lành đã chọn và muốn xây dựng tại đây một nhà thờ.
Phía chính quyền Pháp cũng muốn dùng chỗ này để xây một nhà hát cho thành phố Sài Gòn. Để quyết định ai được quyền sử dụng địa điểm nầy, chính quyền đã tổ chức một cuộc bốc thăm công khai.
Giám mục Colombert đã kêu gọi giáo dân ăn chay và cầu nguyện Đức Bà Maria để “giành” được địa điểm xây dựng này.
Phía Công giáo đã bốc được thăm nhưng có ý kiến phản đối nên chính quyền lại phải tổ chức cuộc bốc thăm vòng hai.
Và lần này phía Công giáo cũng được. Thế là việc xây dựng nhà thờ Sài Gòn được tiến hành vào ngày 7-10-1877 và khánh thành vào dịp lễ phục sinh 1880, sau 2 năm rưỡi xây dựng.
Nhà thờ có chiều dài 91m, rộng 35,5m, vòm mái cao 21m, chiều cao của hai tháp chuông kể từ đất là 36,6m, nếu tính cả hai chóp tháp chuông do kiến trúc sư Gardès thêm vào năm 1895 thì chiều cao này là 57m.
Lòng nhà thờ gồm ba gian và một hành lang quanh chánh điện. Nhà thờ được trang trí với 56 cửa kiếng màu mô tả các nhân vật hay sự kiện trong Thánh kinh và là một trong những nét độc đáo của công trình kiến trúc này, 31 hình bông hồng tròn và 25 cửa sổ mắt bò, tất cả bằng hình trang trí ghép.
Rất tiếc là tai ương, bom đạn, chiến tranh đã làm vỡ một số lớn kiếng màu. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể hình dung được vẻ rực rỡ của buổi ban đầu từ số kiếng ghép màu còn lại.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
- Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Quảng Bình "đệ nhất thụ"
- Độc đáo cây di sản Việt Nam:Vương quốc cây di sản
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Huyền bí rừng đỗ quyên trên đỉnh Arung
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cung đường cây di sản trên đảo tiền tiêu
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Đài quan sát kơ nia
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cây dầu rái hơn 200 tuổi trong đình Thoại Ngọc Hầu
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cụ đa "trơ gan cùng tuế nguyệt"
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...