»

Thứ bảy, 18/01/2025, 13:09:59 PM (GMT+7)

Nhà của "Vua" đồ cổ đất Đà Lạt Tin ảnh

(15:08:52 PM 06/01/2013)
(Tin Môi Trường) - Trong suốt 30 năm qua, ông Thanh đã sưu tầm được trên 10.000 cổ vật; đặc biệt có ba báu vật được cho là của vua Chăm.
 
 
Ông Nguyễn Đăng Thanh (63 tuổi, TP.Đà Lạt, Lâm Đồng) đang là thành viên của CLB UNESCO sưu tầm cổ vật tỉnh Lâm Đồng.

Căn nhà với hơn 10.000 cổ vật

Căn nhà của ông Thanh tọa lạc ở 86 Hoàng Diệu (TP.Đà Lạt, Lâm Đồng) chỉ rộng hơn 20m2. Gần nửa thế kỷ qua, nó được sử dụng làm "kho" chứa hiện vật cổ mà ông sưu tầm được. Khi bước vào, mọi người có cảm giác như được trở về quá khứ hàng trăm năm trước. Có lẽ, chẳng ai tin được, một lão nông lại có thể "săn lùng" được hơn 10.000 hiện vật. Bởi vì, ngay cả một người sưu tầm cổ vật chuyên nghiệp, việc sưu tầm được số lượng đồ "khủng" như vậy cũng là điều không tưởng.
 
ông[-]Thanh[-]đã[-]sưu[-]tầm[-]được[-]trên[-]10.000[-]cổ[-]vật
Ông Thanh đã sưu tầm được trên 10.000 cổ vật
 
Ông Thanh cho biết, con đường sưu tầm đồ cổ của ông bắt đầu từ ba mươi năm trước. Ngày ấy, cứ mỗi lần tìm mua được bất cứ thứ gì là ông lại mang về cất cẩn thận trong nhà. Sau này, do căn nhà nhỏ mà số lượng cổ vật quá lớn nên ông tận dụng mọi chỗ để xếp cổ vật, từ kệ, tủ, gầm giường, treo đầy trên nhà... Thậm chí nhiều khi, cổ vật được "ngủ" trên giường còn  gười thì phải vật lộn dưới đất.

Ông Thanh chia sẻ: "Trong suốt 30 năm sưu tầm, đến nay trong nhà của tôi có đủ loại đồ cổ. Số lượng cứ tăng dần mỗi năm, từ máy ảnh, đồ gốm sứ, chum, chóe, cồng chiêng, đồng hồ, chuỗi hạt, kiếm cổ, đá quý... Vì không sắp xếp được nên cứ chỗ nào trống là tôi đặt cổ vật ở đó".

Ông Thanh lấy một số cổ vật bằng gốm sứ ra giới thiệu. Theo ông, đặc trưng và độ quý hiếm của gốm sứ là màu men và niên đại. Đa số đồ gốm mà ông sưu tầm được có từ đời nhà Lý. Trong đó đồ gốm có men lục là quý nhất. Ngoài ra, gốm được phủ men vàng cũng được giới đồ cổ săn lùng. Vì thời xưa, loại men này chỉ dành cho vua chúa.

Hiện nay, "bảo tàng" của ông Thanh đang cất giữ một số lượng cồng chiêng Tây Nguyên khá lớn với 70 chiếc. Ngoài ra, lão nông này còn sưu tầm được một số lượng lớn các cổ vật xa xưa của các đồng bào dân tộc trên Tây Nguyên như chóe, cối, gùi, dao, đàn, cung, nỏ... Người đàn ông này còn cất công đi sưu tầm những món đồ có nguồn gốc xuất xứ từ Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan...

Ông[-]Thanh[-]và[-]bức[-]xà[-]rông[-]của[-]vua[-]Chăm.
Ông Thanh và bức xà rông của vua Chăm.

Sở hữu ba báu vật của vua Chăm

Lôi từ trong chiếc hòm gỗ cũ kỹ ra một con dao, người đàn ông này cho biết: "Đây là con dao được cho là của vua Chăm. Nó được làm bằng đồng mạ vàng". Theo quan sát của chúng tôi, con dao này dài 25cm, bề ngang chỗ lớn nhất khoảng 3cm. Từ chuôi tới mũi dao đều được trang trí những họa tiết độc đáo mang đậm nét văn hóa Chăm. Dao được đặt trên một giá đỡ cao 13cm, đế giá đỡ hình tròn. Từ đế đến thân giá đỡ đều được trang trí hoa văn cầu kỳ và cũng được đúc bằng đồng mạ vàng. Theo nhận định của ông Thanh, con dao này có niên đại hàng trăm năm.

Ông Thanh cho biết, ông đã từng lên gặp một số các già làng người Chăm để tìm hiểu về báu vật này. Sau khi xem rất kỹ, những bậc cao niên khẳng định đã từng nghe kể về loại dao này, tuy nhiên, chưa có ai nhìn thấy bao giờ. Xét về công năng, đây không phải là con dao thường dùng mà thiên về biểu tượng, là trang trí hoặc tín vật sử dụng trong các nghi lễ. Những nhà nghiên cứu cổ vật cho rằng, đây là "dao lệnh" của vua Chăm, ngày xưa giao cho một tướng lĩnh nào đó thay mặt vua cai quản quân đội.

Báu vật thứ hai mà ông Thanh đang sở hữu đó là tấm xà rông được cho là trang phục của vua Chăm. Theo quan sát của chúng tôi, tấm xà rông có chiều rộng 95cm và dài 174cm. Nó được dệt bằng lụa tơ tằm, khá mịn và có trang trí nhiều hoa văn với nhiều màu sắc khá sặc sỡ.

Ông Thanh cho biết: "Tấm xà rông này được làm cách đây 3 - 4 thế kỷ trước. Giới đồ cổ và chuyên gia khảo cổ thì nói vậy, còn tôi, tôi chưa khẳng định một cách chắc chắn rằng đó là tấm xà rông của vua Chăm. Nhưng chắc chắn là nó rất quý và có liên quan đến cộng đồng người Chu Ru ở huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng. Có lẽ, những người là hoàng thân quốc thích của vua Chăm được giao giữ những đồ vật này khi chạy lên đây trong lịch sử". Cũng theo ông Thanh, tấm xà rông này ông mua lại từ một người bạn thân cũng chuyên sưu tầm đồ cổ ở Bảo Lộc.

Ông Thanh cho chúng tôi xem bộ chiêng Arap được cho là cực kỳ quý hiếm. Bộ chiêng gồm 12 chiếc được chế tác với đủ các kích cỡ khác nhau. "Vua" đồ cổ cho biết, cách đây chưa lâu, trong một chuyến đi chơi ở Ninh Thuận, ông vô tình gặp được một gia đình người Chu Ru ngỏ lời bán bộ chiêng 12 chiếc mà theo họ nói là đã qua rất nhiều đời cha ông. Sau này, khi đưa ra cho các nhà nghiên cứu cổ vật, người ta nói rằng, đây là bộ chiêng duy nhất được sử dụng trong các dịp lễ hội của hoàng triều Chăm. Nó gắn liền với lịch sử phát triển của người Chăm trên đất Tây Nguyên.

Nhiều chuyên gia đồ cổ nhận định, bộ chiêng của ông Thanh đang giữ là bộ chiêng Arap. Tuy nhiên, ông Võ Khắc Dũng, nhà nghiên cứu có uy tín về văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên lại cho rằng, rất có thể đây chỉ là bộ cồng chiêng vừa thừa lại vừa thiếu. Thừa là vì nếu chỉ là chiêng 6 (khá phổ biến ở các dân tộc Tây Nguyên) thì có thể đây là hai bộ. Còn nếu là chiêng Arap (của tộc người Jarai, Bana, Chăm...) thì 12 chiếc này lại thừa đến 3 hoặc 4 chiếc chiêng (không có núm) và đồng thời lại thiếu mất 3 chiếc cồng.

Cũng theo ông Dũng, bộ chiêng Arap có đến 11 hoặc 12 chiếc, trong đó gồm 3 chiếc cồng và 8 - 9 chiếc chiêng. Nếu bộ chiêng trên đúng của người Chu Ru ở Ninh Thuận thì rất có thể đó là bộ chiêng Arap. Tuy nhiên, việc thiếu 3 chiếc cồng thì quả thật là một điều đáng tiếc.

Tuy còn chưa rõ về xuất xứ của những cổ vật được cho là của vua Chăm mà ông Thanh đang nắm giữ, nhưng với hơn 10.000 hiện vật sưu tầm được, thì ông Nguyễn Đăng Thanh được giới chơi đồ cổ ở đây đặt là "ông vua đồ cổ đất Đà Lạt, quả rất xứng danh".
Theo NĐT
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Ý kiến bạn đọc về: Nhà của "Vua" đồ cổ đất Đà Lạt

  • hoangdung (23:29:45 PM 10/04/2013)Kính gửi Bác Thanh!

    Cháu cũng có 1 con dao cùng chất liệu và hoa văn như con dao của Bác nhưng lớn hơn rất nhiều, hoa văn cũng cầu kỳ hơn, chuôi kiếm hình tròn dài 25 cm có hình Vua trời bốn mặt Bác ah, cháu cũng thắc mắc về nguồn gốc của cây kiếm này!Mong được gap Bác để tìm hiểu thêm!

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nhà của "Vua" đồ cổ đất Đà Lạt

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
Tin Môi Trường
 Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân

Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân

(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.

VACNE 30 năm
 Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI