Di sản xanh » Di tích xưa
Nhà Chú Hỏa có con ma nào họ Hứa không?
(18:49:04 PM 30/01/2016)
Một ngôi mộ trong khu mộ của dòng dõi Chú Hỏa không cao ngạo mà khá bình thường - Ảnh tư liệu
Đây là bộ phim ma đầu tiên của điện ảnh miền Nam trước năm 1975. Thành ngữ “con ma nhà họ Hứa” cũng từ đó mà ra, thậm chí kéo dài cho đến tận bây giờ với những phiên bản “con ma nhà họ Hứa”, “Con ma nhà họ Vương”... (!)
Bộ phim phỏng theo những lời đồn trong dân gian. Theo đó, người ta nói rằng Chú Hỏa có hàng chục người con trai nhưng con gái thì chỉ có một, độ tuổi thanh xuân, rất xinh đẹp lại ngoan hiền nên được cha hết mực cưng chiều.
Từ một bản tin...
Một ngày kia, cô gái ấy không xuất hiện. Từ đó, vào những đêm khuya thanh vắng, từ trong tòa nhà Chú Hỏa vẳng ra tiếng kêu khóc thảm thiết.
Rồi một buổi sáng, người Sài Gòn đọc báo ngỡ ngàng thấy có mẩu tin Chú Hỏa đăng cáo phó báo con gái mất vào giờ trùng nên tang lễ chỉ sơ sài, an táng tại khu đất thuộc Long Hải, cạnh ngôi biệt thự nghỉ mát của gia đình.
Tuy nhiên, hằng đêm, người dân xung quanh nhà Chú Hỏa vẫn nghe tiếng kêu khóc thảm thiết từ trong dinh thự và thấy “hồn ma” con gái chú Hỏa xuất hiện bên cửa sổ.
Người ta đồn cô gái mắc bệnh phong hoặc bị tâm thần mà y học lúc đó không thể chữa trị. Do đó, dù có tiền muôn, bạc vạn, Chú Hỏa đã phải bất lực nhìn con đau đớn về thể xác lẫn tinh thần, rồi chết dần, chết mòn.
Để không ảnh hưởng uy tín và kinh doanh, Chú Hỏa một mặt buộc phải đăng cáo phó là con gái đã mất, một mặt ông đã lệnh cho gia nhân nhốt con gái vào một căn phòng kín, nhưng vẫn chăm sóc chu đáo.
Hằng ngày, các gia nhân đều đưa thức ăn cho cô gái qua khung cửa nhỏ. Lời đồn nói rằng có một người thợ được mời vào sửa chữa trong nhà Chú Hỏa đã trông thấy việc làm nói trên.
Theo bản tin, Chú Hỏa đã kín đáo đưa con gái về nghỉ dưỡng tại khu biệt thự ở Long Hải (sau này là khách sạn Palace trên bãi biển thuộc Bà Rịa - Vũng Tàu) cho đến ngày cô gái ấy thật sự qua đời tại nơi này.
... đến những lời đồn
Người ta tiếp tục đồn rằng tất cả những người làm của tiểu thư lúc còn sống đều được chuyển tới ngôi biệt thự ở Long Hải để phục dịch... người chết.
Thời gian sau, nhiều tờ báo lá cải Sài Gòn lúc đó lại đưa tin: vì hám của (người Hoa thường chôn theo người chết nhiều của cải), nên vào một đêm, hai tên trộm lẻn vào quật mồ con gái chú Hỏa và thấy quan tài... trống rỗng...
Một lời đồn đại khác đi xa hơn, nói rằng Chú Hỏa quá thương con gái đã qua đời khi còn quá trẻ, nên đã sắm một quan tài bằng đá để quàng giữ thi thể của con gái và đặt trong một căn phòng của nhà Chú Hỏa.
Nhân ngày giỗ đầu của con gái, Chú Hỏa đã sai gia nhân làm lễ cúng cơm cho con gái kèm với lễ vật là một chiếc váy màu trắng và một con búp bê. Gia nhân làm lễ cúng đó đã bỏ chạy khi thấy hình ảnh cô gái ngồi trên chiếc quan tài đá, tay cầm chiếc váy trắng, tay ôm búp bê và chén cơm bị vơi phân nửa...
Người ta nói rằng sau sự việc đó Chú Hỏa đã bí mật chôn cất quan tài bằng đá có đựng thi thể con gái một cách bí mật.
Trong quyển sách tựa đề là Ngôi mộ cổ nhà họ Hứa xuất bản ở hải ngoại, tác giả Phạm Phong Dinh còn viết cô con gái Chú Hỏa tên là Hứa Tiểu Lan mất vì bệnh nan y, được chôn cất trong ngôi mộ cổ cạnh nghĩa trang Biên Hòa, từng được nhiều người thấy xuất hiện dưới dạng cái bóng trắng đi vòng quanh những nấm mồ... (!)
Một ngôi mộ của dòng họ Chú Hỏa bình dị ven đường - Ảnh tư liệu
Thực hư thế nào?
Tháng 7-2006, vài thành viên trong dòng họ Hui Bon Hoa từ Pháp về thăm lại nhà Chú Hỏa, mồ mả cha ông và tìm hiểu lịch sử gia đình. Họ ngụ tại khách sạn Majestic, nơi cha chú họ đã xây dựng.
Một thành viên trong đoàn tên Eddie Hui-Bon-Hoa khẳng định Chú Hỏa - Huang Wen Hua - Jean Baptiste Hui Bon Hoa chỉ có ba người con trai, lần lượt mang tên là: Huỳnh Trọng Huấn (Tang Huon Hui Bon Hoa), Huỳnh Trọng Tán (Tang Chanh Hui Bon Hoa) và Huỳnh Trọng Bình (Tang Phien Hui Bon Hoa).
Nghĩa là Chú Hỏa không có người con gái nào cả. Và Chú Hỏa không phải họ Hứa (tên đầy đủ theo sự suy đón là Hứa Bổn Hòa) mà Chú Hỏa có họ Huỳnh, Huỳnh Văn Hoa.
Dốc Chú Hỏa
Đi quốc lộ 1K hướng từ Thủ Đức đến Biên Hòa, đoạn gần ngã tư Bình Thung, qua một ngọn đồi rồi đổ xuống tạo thành con dốc lớn có tên là “Dốc Chú Hỏa”. Sở dĩ mang tên như vậy là vì dốc nằm sát với khu nghĩa trang của gia đình chú Hỏa.
Quẹo vào một con đường đất hẹp, bên cạnh lò thiêu xác công nghệ cao khá quy mô, là một nghĩa trang cũ của người Hoa. Trong số các ngôi mộ ở đây có mộ của các con, cháu của Chú Hỏa cùng những thành viên khác trong gia tộc.
Ba ngôi mộ lớn ở đây chính là mộ của ba người con trai của Chú Hỏa: Huỳnh Trọng Huấn, Huỳnh Trọng Tán và Huỳnh Trọng Bình.
Gần đó, còn có năm ngôi mộ khác cũng thuộc dòng họ Huỳnh: Huỳnh Vĩnh Thái, Huỳnh Dương Tố Lan, Huỳnh Vương Châu Cần, Huỳnh Vương Loan Hồng, Huỳnh Vương Thục Khoan.
Bà con địa phương cho biết từng có một số ngôi mộ thuộc dòng họ Huỳnh đã bị giải tỏa trong quá trình mở rộng quốc lộ 1K trước đây, đó là chưa kể nhiều nhà dân từng xây cất ngay trên mấy ngôi mộ.
Mộ ông Huỳnh Trọng Huấn, con trai trưởng của Chú Hỏa vốn nắm hầu như toàn bộ gia tài của cha để lại và phát triển gấp mười lần, giàu cự phách đến tận cuối đời rất bình dị - Ảnh tư liệu
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Quảng Bình "đệ nhất thụ"
- Độc đáo cây di sản Việt Nam:Vương quốc cây di sản
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Huyền bí rừng đỗ quyên trên đỉnh Arung
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cung đường cây di sản trên đảo tiền tiêu
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Đài quan sát kơ nia
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cây dầu rái hơn 200 tuổi trong đình Thoại Ngọc Hầu
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cụ đa "trơ gan cùng tuế nguyệt"
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cụm bằng lăng cổ thụ 3 cây nở hoa 3 màu khác nhau
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9
(Tin Môi Trường) - Hòa chung với niềm phấn khởi tự hào của nhân dân cả nước đón chào Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2024), nhân dân làng Vạn Lộc, xã Xuân Phong (được sát nhập thành xã Xuân Giang từ ngày 01/9/2024), huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định long trọng tổ chức lễ công bố quyết định và đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam.
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...