Di sản xanh » Di tích xưa
Ngôi chùa của 8 pho tượng đất không chìm dưới nước
(15:09:03 PM 01/10/2014)
Tượng phật bằng đất duy nhất còn lại tại chùa.
Tám pho tượng đất luôn nổi trên mặt nước
Cách đây hơn 200 năm, chùa Phật Nổi (còn gọi là chùa Phước Lâm) được thành lập, toạ lạc ở ấp Ràng, xã Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi, TP.HCM. Từ năm 1963, chính quyền cũ dồn dân lập ấp chiến lược, chùa Phật Nổi là cái tên được đưa vào “tầm ngắm” đầu tiên vì là cơ sở nuôi giấu cán bộ Cách mạng nên chùa bị chính quyền cũ bắt chuyển về ấp Trung Hòa (xã Trung Lập Hạ) như hiện nay.
Kể về sự hình thành ngôi chùa, sư trụ trì Thiện Mẫn cho biết chùa gắn liền với những pho tượng bằng đất. Nhà tu hành bộc bạch, đến bây giờ người ta mới gọi những bức tượng đất là tượng phật chứ trước kia vẫn quen gọi tượng hình người.
Ngày trước tại ấp Ràng có vùng đồng đất Sét mênh mông nước quanh năm. Các vị tổ sư đều là mục đồng thấy vậy bèn dùng tre và trúc kết thành chiếc bè thả trên đồng nước để tiện việc chăn trâu. Từ chiếc bè nhỏ, một ngôi nhà nổi được dựng lên giữa đồng nước.
“Thường ngày, các vị mục đồng ngồi trên nhà nổi chăn trâu, xong lại lặn xuống nước vớt đất lên nặn thành các bức tượng hình người phơi khô. Những tượng này được sắp xếp xung quanh bè tre”, sư trụ trì kể.
Rồi ngày nọ, các vị mục đồng phát nguyện rằng những tượng đất phơi khô này nếu thả xuống nước, tượng nào nổi sẽ mang về nhà thờ, tượng nào chìm coi như trở về với đất mẹ. Nguyện xong, các mục đồng thả tất cả tượng đất xuống nước.
Thông thường, tượng đất nếu thả xuống nước sẽ chìm nhưng thật kì lạ, có 8 tượng lại nổi. Dù dùng tay ấn xuống sâu nhưng thả tay, tượng đất lại nổi lên. Vớt lên cũng không thấy thấm nước.
Lời nguyện được thực hiện, các mục đồng mang 8 tượng đất nổi lên bờ, lập chòi nhỏ bên gốc cây để thờ. Thường ngày chăn trâu, hễ đào được củ sắn, củ khoai họ đều mang đến gốc cây thắp nhang cúng xong mới dám ăn.
Nhưng lạ rằng, khi mang những con cá bắt được đến cúng, tổ sư Phan Sử (Thiện Sử - Như Thành, trụ trì đầu tiên của chùa) là một trong số mục đồng nặn tượng bấy giờ đột ngột lên cơn sốt nặng. Suốt đêm, cậu bé chăn trâu nói những câu không ai hiểu được. Tìm mãi không ra bệnh, mọi người bèn liên tưởng đến lí do tâm linh liền tra hỏi những mục đồng còn lại mới hay sự việc.
Người dân trong làng liền họp bàn cách “tạ tội” với những pho tượng. Họ quyết định lập chùa để thờ những tượng đất này đường hoàng. Nhưng khó khăn rằng, vị hương chức đứng đầu làng không đồng ý vì không tin tượng đất lại có thể nổi.
Để chứng minh, hương chức mang 8 bức tượng đất đặt trên chiếc cầu bắc ngang bàu nước Đất Sét sau đó rút dây cho rơi xuống nước. Và điều kỳ lạ lại xảy ra, cả 8 bức tượng đều nổi. Hương chức tức giận bắt người lội xuống nước nhấn chìm một lúc lâu, nhưng sau đó tất cả vẫn nổi lên.
Sự kỳ lạ này buộc hương chức phải đồng ý cho người dân dựng chùa, từ đó sư Thiện Sử được tôn làm trụ trì đầu tiên. Vị trụ trì này vốn là mục đồng nên người dân quyên tiền đi tầm sư học đạo. Cũng từ đó, chùa có tên là Phật Nổi, đơn giản vì nơi đây thờ 8 bức tượng luôn nổi trên nước. Đến nay còn lại 2 bức, một được trưng bày ở chùa Phổ Quang, một đã bị mất đầu đang được thờ ở chùa.
Những tượng phật được tạc từ gỗ mít xuống cấp.
Ngôi chùa đặc biệt các nhà sư kiêm chiến sĩ cách mạng
Trong kí ức của người dân địa phương, hiếm ngôi chùa nào các nhà sư đều là chiến sĩ cách mạng như ở chùa Phật Nổi. Ông Huỳnh Đạo (SN 1935, ngụ ấp Ràng) cho biết, chùa là căn cứ cách mạng từ thời chống Pháp. Sư trụ trì và các đệ tử đều là người cách mạng nên giặc Pháp thường đến đốt phá, bắt sư. Vì vậy mà chùa phải thay trụ trì liên tục.
Vào năm 1963, phong trào đấu tranh phật giáo lên cao. Chính quyền cũ đã cho máy bay ném bom đánh sập chùa, sau đó sai lính đến dọn dẹp, cưỡng chế chùa dời về trong mảnh đất rộng 1000 m2 tại ấp Trung Hòa và đặt tên mới là chùa Phước Lâm.
“Tôi nghe sư phụ kể lại, chính quyền cũ không cho đem theo bất cứ tượng phật nào theo cả. Họ nói đã có sẵn tượng ở chùa mới nhưng sư phụ không đồng ý, lén giấu nhiều tượng phật sau đó chuyển về chùa vào ban đêm. Hiện chùa có nhiều tượng phật cổ xưa bằng gỗ mít và một tượng bằng đất sét bị mất đầu”, sư trụ trì cho biết.
Tuy nhiên do kinh phí nhà chùa còn hạn hẹp nên chưa tu bổ được. Bởi vậy những tượng phật này ngày càng hư hỏng nặng. Riêng bức tượng bằng đất quá độc đáo nên không thể tu sửa được.
Một trong những chiến sĩ cách mạng tiêu biểu chính là sư trụ trì Thiện Mẫn. Ông là đệ tử đời thứ 41 phái Thiền tông Lâm tế chánh tông theo sư phụ học đạo từ nhỏ. Giai đoạn từ năm 1984 - 1988, thiền sư nhập ngũ sang chiến trường Campuchia làm nhiệm vụ quốc tế. Đến năm 2006, sư phụ viên tịch nhường lại chức trụ trì cho thiền sư Thiện Mẫn. Vị trụ trì cho biết không thu nhận đệ tử, hiện đang sống 1 mình với sự giúp đỡ của phật tử gần chùa.
Thiền sư Thiện Mẫn giãi bày: “Tôi muốn chuyển chùa về lại ấp Ràng vì đó là nơi phát tích nhưng không có điều kiện. Ngay cả chùa mới vẫn chưa hoàn thiện được. Dân chúng ở đây nghèo lắm, nhà chùa không nỡ nhận tiền cúng dường của họ”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
- Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Quảng Bình "đệ nhất thụ"
- Độc đáo cây di sản Việt Nam:Vương quốc cây di sản
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Huyền bí rừng đỗ quyên trên đỉnh Arung
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cung đường cây di sản trên đảo tiền tiêu
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Đài quan sát kơ nia
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cây dầu rái hơn 200 tuổi trong đình Thoại Ngọc Hầu
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cụ đa "trơ gan cùng tuế nguyệt"
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...