Di sản xanh » Di tích xưa
Di tích xưa: Sự tích rạch Bỏ Lược
(19:51:14 PM 16/03/2014)Câu chuyện cảm động về địa danh rạch Bỏ Lược, thuộc xã Viên An, huyện Ngọc Hiển vẫn còn lưu lại trong ký ức của nhiều cụ già sinh sống lâu năm ở vùng đất này được kể lại trong những buổi “trà dư, tửu hậu”:
Thuở trước, vùng đất Cà Mau nói chung, khu vực rừng Viên An nói riêng vẫn còn hoang vu lắm, chỉ có rừng rậm và đầm bãi. Xung quanh đầy rẫy muỗi mòng, rắn rết và các loài thú dữ. Đúng như ca dao đã phản ánh:
Cà Mau thủy hóa sơn trường
Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp um
Muỗi to bằng cái cột nhà
Rắn bò nhung nhúc trong nhà ngoài sân
Rừng Viên An lại còn hoang vu hơn, người dân ở đây phải cất nhà sàn cao bằng cây đước để ở, đường đi lại cũng làm bằng gỗ như cầu treo để tránh thú dữ, đặc biệt là cá sấu.
Rạch Bỏ Lược.
Tại một nơi hẻo lánh ở rừng Viên An vào xế một ngày nắng ráo, có hai mẹ con nọ bơi xuồng chở nước ngọt trên sông. Khi đi ngang một vàm rạch nhỏ, người mẹ cho xuồng cặp sát mé rạch để đứa con chặt một tàu lá dừa nước làm buồm. Không ngờ khi đứa nhỏ vừa chặt xong tàu lá thì bị một con cá sấu nằm phục sẵn trong đám dừa nước, trườn tới quật nhào xuống sông.
Đứa nhỏ chỉ kịp kêu lên hai tiếng “má ơi” thì đã bị con cá sấu táp vào lặn xuống nước. Khi bị cá sấu gắp mang đi, đứa nhỏ chưa kịp buông tàu lá, người mẹ vẫn còn nhìn thấy tàu lá chạy vụt ra giữa sông, rút xuống dần, sau cùng chỉ còn cái chót lá rồi mất hút. Quá bàng hoàng, người mẹ ngã xuống xuồng rồi ngất xỉu.
Sau khi tỉnh dậy, bà mẹ quyết tâm đi tìm xác con và giết chết con cá sấu để rửa mối thù. Bà bơi xuồng vào bờ, lấy một cây mác vót và lặng lẽ ngồi mài lưỡi mác ngay tại đầu vàm với ý định chờ con cá sấu xuất hiện giết nó để trả thù cho con.
Suốt ba ngày đêm, bà bắc bếp nấu cơm ăn tại chỗ đó, không ngừng chong mắt theo dõi khắp bờ rạch, chờ con cá sấu quay trở về chỗ ẩn núp. Người qua kẻ lại, khi biết chuyện đều khuyên bà nên bỏ ý định trả thù: “Nó ở dưới nước, sông rạch lại mênh mông, biết nó ở đâu mà chờ”.
Nhưng bà mẹ vẫn ngồi chờ.
Mấy ngày sau đó, người ta không thấy bà đâu nữa. Chỗ bà ngồi nấu cơm mấy bữa trước, bên cạnh lưng nồi cơm còn bắc lên bếp đã tắt, còn cái lược thưa vương lại mấy sợi tóc dài.
Một hôm có người đi chài gặp xác bà và xác con cá sấu nổi lềnh bềnh trên mặt sông xuôi dòng nước trôi ra biển. Cán của cây mác vót vẫn còn cầm chặt trong tay bà, lưỡi lút sâu vào hầu con cá sấu, hai chân con vật bám chặt vào lưng bà…
Chẳng ai biết tên tuổi người mẹ dũng cảm ấy. Người ta chỉ biết đó là một người mẹ gan dạ, quyết chí trả thù cho con bằng được, dù phải đánh đổi bằng cái chết của mình. Dân làng cảm thương và vớt xác bà lên, an táng tử tế như chôn cất người thân.
Sau đó, dân làng cất một ngôi miễu nhỏ bằng tre lá để thờ bà ngay tại vàm rạch với di vật còn lại duy nhất là cái lược, được đặt trang trọng trên án thờ.
Từ ấy, con rạch vô danh này được gọi là rạch Bỏ Lược, để ghi nhớ câu chuyện thương tâm về một bà mẹ dũng cảm đã liều mình trả thù cho con và trừ hại cho dân làng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
- Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Quảng Bình "đệ nhất thụ"
- Độc đáo cây di sản Việt Nam:Vương quốc cây di sản
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Huyền bí rừng đỗ quyên trên đỉnh Arung
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cung đường cây di sản trên đảo tiền tiêu
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Đài quan sát kơ nia
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cây dầu rái hơn 200 tuổi trong đình Thoại Ngọc Hầu
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cụ đa "trơ gan cùng tuế nguyệt"
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...