Di sản xanh » Di tích xưa
Đến lượt phố cổ Đồng Văn đòi trả di tích
(09:33:33 AM 11/07/2013)
Ông Sùng Đại Hùng, Bí thư Huyện ủy Đồng Văn cho biết, trong cuộc tiếp xúc cử tri cuối tháng 6 vừa rồi, khoảng chục hộ dân phố cổ đề nghị trả lại di tích, trong số 18 nhà cổ bị xuống cấp. “Nhà cửa xuống cấp nhưng cứ bắt họ giữ nguyên trạng. Họ đang đề nghị nếu không được đầu tư kịp thời thì sẽ trả lại di tích, để được xây mới”, ông Hùng nói.
Mức độ xuống cấp đã thực sự nghiêm trọng? “Gỗ bị mục, cột bị mục, xà mọt, mái dột, xiêu vẹo, tường có hiện tượng sắp đổ. Chúng tôi vận động họ giữ gìn nguyên trạng cả chục năm nay chờ dự án, nhưng cứ chờ đợi hết năm này qua năm khác”, ông Hùng khẳng định.
Được biết dự án trùng tu di tích cấp quốc gia phố cổ Đồng Văn có gần chục năm nay, nhưng vẫn trong khâu thẩm định. Hà Giang được hưởng hơn 7 tỷ đồng trong Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, tuy nhiên số tiền phân bổ để trùng tu di tích, đặc biệt là phố cổ chưa đến 1 tỷ đồng.
“Theo quy định hiện hành, phải tiến hành chọn nhà thầu thi công, chắc chắc nguồn tiền hỗ trợ cho các nhà cổ sẽ không được bao nhiêu. Quan điểm của huyện Đồng Văn và nhân dân là để nhà nước và nhân dân cùng làm”, đại diện huyện Đồng Văn nói.
Nguồn thu của người dân phố cổ Đồng Văn chủ yếu từ dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi. Tuy nhiên không đáng kể, bởi sản phẩm du lịch còn nghèo nàn. “Nếu nhà cổ được đầu tư trùng tu, du khách có thể ở lại. Nhưng đến dân còn nơm nớp, sao khách dám ở”, ông Hùng chia sẻ.
Bên lề hội nghị, ông Hoàng Văn Kiên, Giám đốc Sở VHTT&DL Hà Giang cho biết, trong khi chờ đợi vốn từ chương trình mục tiêu năm 2013, từ giờ đến cuối năm, tỉnh bỏ ngân sách, cùng với tiền huy động từ một số doanh nghiệp để trùng tu khẩn cấp 10 căn nhà cổ nguy cơ cao nhất. “3 tỷ đồng sẽ không đủ, nhưng chúng tôi sẽ tôn tạo một số hạng mục xuống cấp trầm trọng trước, trong lúc chờ kinh phí từ T.Ư”, ông Kiên nói.
“Phố cổ Đồng Văn nằm tại trung tâm Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Hà Giang, nếu mất phố cổ thì không còn ý nghĩa nữa”, theo ông Sùng Đại Hùng. Ông nói thêm, người dân biết được trường hợp ở làng cổ Đường Lâm, nên cũng khá bức xúc. “Được cái người dân chấp hành tốt, chúng tôi lắng nghe, vận động dân rồi”, ông Hoàng Văn Kiên nói thêm.
Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Huỳnh Vĩnh Ái nhấn mạnh, chương trình mục tiêu này chỉ mang tính hỗ trợ, địa phương phải có vốn đối ứng để thực hiện các dự án văn hóa. Với các địa phương mạnh như Huế thì “không nên chỉ trông chờ ở chương trình mục tiêu”. Ngược lại, theo nguyên lý các địa phương không có vốn đối ứng có thể bị cắt chương trình mục tiêu, tuy nhiên phải xét một số tỉnh thực sự khó khăn, cần tìm cách giải quyết.
Đại biểu tỉnh Đăk Nông nêu ý kiến: Nhà văn hóa thôn, xã quy định rộng 1.500m2 và 200 chỗ ngồi, tiền giải tỏa ít nhất 1 tỷ đồng, xây cất cũng chừng ấy tiền, mà theo quy định chỉ cấp 300 triệu đồng thì không thể làm được. Hà Giang cũng trong tình cảnh tương tự. Huyện Đồng Văn có tới 99% ngân sách nhờ hỗ trợ từ T.Ư, lấy đâu ra vốn đối ứng?
Câu hỏi trở lại nhiều lần trong hội nghị. Không ít đại biểu đề xuất, các chương trình mục tiêu còn ít, nhưng đầu tư dàn trải. Nên chăng cân nhắc đầu tư có trọng điểm, nhất là các dự án trùng tu di tích quan trọng. “Làm gì cũng phải ra tấm ra món”, một đại biểu nói. Ông Trần Văn Thông, Giám đốc Sở VHTT&DL Bà Rịa-Vũng Tàu nhấn mạnh: “Đầu tư chỉ 1 mà có sản phẩm phục vụ nhân dân, còn hơn để sau này đầu tư gấp 10 mà không hiệu quả. Càng chần chừ mới là lãng phí”.
Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn 2012-2015 do Chính phủ phê duyệt, tổng kinh phí 7.399 tỷ đồng, trong đó ngân sách T.Ư 3.231 tỷ đồng, ngân sách địa phương 2.116 tỷ đồng, vốn huy động 2.052 tỷ đồng. Sau 3 năm, ngoài một số thành tựu đạt được, các đại biểu đều cho rằng thời gian tới phải điều chỉnh để hiệu quả cao hơn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
- Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Quảng Bình "đệ nhất thụ"
- Độc đáo cây di sản Việt Nam:Vương quốc cây di sản
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Huyền bí rừng đỗ quyên trên đỉnh Arung
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cung đường cây di sản trên đảo tiền tiêu
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Đài quan sát kơ nia
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cây dầu rái hơn 200 tuổi trong đình Thoại Ngọc Hầu
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cụ đa "trơ gan cùng tuế nguyệt"
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...