Di sản xanh » Di tích xưa
Cú huých cho ngành di sản văn hóa
(10:08:04 AM 28/08/2013)Từ năm 2010, UBND TPHCM đã quyết định rà soát, kiểm kê và thực hiện bảo tồn đối với 168 công trình, địa điểm di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn. Qua nhiều chương trình khảo sát, kiểm tra của ngành văn hóa - thể thao - du lịch, không ít công trình di tích tại các quận huyện đã được khoanh vùng bảo vệ kịp thời cũng như trùng tu tôn tạo và phát huy tốt giá trị, thu hút người dân và đông đảo du khách đến tìm hiểu, chiêm bái, thưởng lãm. Ngoài hệ thống bảo tàng, có thể kể đến các di tích đã được trùng tu và hiện đang phát huy rất tốt giá trị như di tích lăng Tả quân Lê Văn Duyệt (quận Bình Thạnh), di tích lịch sử cách mạng địa đạo Phú Thọ Hòa (quận Tân Phú), các di tích liên quan đến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 (tại quận 3, quận 6), Hội quán Nghĩa An (quận 5)… Việc xác định tầm quan trọng và đầu tư cho văn hóa được lãnh đạo TPHCM quan tâm cụ thể hơn thông qua chế độ hỗ trợ hoạt động cho các di tích và trợ cấp thường xuyên cho cán bộ, viên chức bảo tàng, thư viện từ đầu năm 2011.
Khách quan mà nói, hiệu quả tích cực từ những chính sách này bước đầu đã thể hiện khá rõ. Trong khi tại không ít địa phương và ngay giữa thủ đô Hà Nội, việc di tích hàng trăm năm tuổi bị xâm hại, bị xóa sổ, di tích được trùng tu bằng cách “làm mới”, làm biến dạng không thương tiếc… khiến dư luận bức xúc thì tại TPHCM, lĩnh vực trùng tu, tôn tạo di tích vẫn được các ngành hữu quan kiểm tra, sâu sát và được người dân tham gia giám sát kỹ càng. Quyết định chế độ hỗ trợ hoạt động cho các di tích và trợ cấp thường xuyên cho cán bộ, viên chức bảo tàng, thư viện của TP được đánh giá là bước đột phá trong chính sách, bởi cho đến nay, TPHCM là đơn vị đầu tiên trong cả nước thực hiện chế độ này. Không dừng lại ở đây, ý nghĩa thiết thực và hiệu quả của chính sách này còn lan tỏa sang nhiều địa phương khác. Nhiều tỉnh thành trong cả nước đã đến trao đổi, học tập kinh nghiệm về đầu tư, quản lý di sản văn hóa từ cách làm của TPHCM.
Cách làm tiên phong đầu tư cho lĩnh vực văn hóa của TPHCM là một dấu ấn đáng mừng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
- Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Quảng Bình "đệ nhất thụ"
- Độc đáo cây di sản Việt Nam:Vương quốc cây di sản
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Huyền bí rừng đỗ quyên trên đỉnh Arung
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cung đường cây di sản trên đảo tiền tiêu
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Đài quan sát kơ nia
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cây dầu rái hơn 200 tuổi trong đình Thoại Ngọc Hầu
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cụ đa "trơ gan cùng tuế nguyệt"
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...