Di sản xanh » Di tích xưa
Công nhận 37 bảo vật quốc gia
(08:54:25 AM 31/12/2013)Ba pho tượng Tam Thế (thời Lê Trung hưng, hiện lưu giữ tại chùa Linh Ứng, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) được công nhận là bảo vật quốc gia
37 bảo vật quốc gia vừa được công nhận gồm:
1. Trống đồng Đền Hùng (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ).
2. Trống đồng Cẩm Giang I (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa).
3. Mộ thuyền Việt Khê (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
4. Thạp đồng Hợp Minh (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Yên Bái).
5. Bộ khóa đai lưng bằng đồng (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ).
6. Kiếm ngắn Núi Nưa (Văn hóa Đông Sơn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa).
7. Bia “Xá Lợi Tháp Minh” (Niên đại: năm 601, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh).
8. Bia chùa Bảo Ninh Sùng Phúc (thời Lý, hiện lưu giữ tại chùa Bảo Ninh Sùng Phúc, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang).
9. Bia Sùng Thiện Diên Linh (thời Lý, hiện lưu giữ tại chùa Long Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam).
10. Bia chùa Sùng Khánh (thời Trần, hiện lưu giữ tại chùa Sùng Khánh, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang).
11. Bia Vĩnh Lăng Lam Kinh (thời Lê, hiện lưu giữ tại Khu di tích lịch sử Lam Kinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa).
12. Chuông chùa Bình Lâm (thời Trần, hiện lưu giữ tại chùa Bình Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang).
13. Chuông chùa Vân Bản (thời Trần, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
14. Đại hồng chung chùa Thiên Mụ (thời Nguyễn, hiện lưu giữ tại chùa Thiên Mụ, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế).
15. Rồng đá (Xà thần) (thời Lý, hiện lưu giữ tại đền thờ Lê Văn Thịnh, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh).
16. Tượng Phật A Di Đà (thời Lý, hiện lưu giữ tại chùa Ngô Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định).
17. Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay (thời Lê Trung hưng, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam).
18. Ba pho tượng Tam Thế (thời Lê Trung hưng, hiện lưu giữ tại chùa Linh Ứng, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).
19. Tượng Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc (thời Lê Trung hưng, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam).
20. Bộ chân đèn và lư hương gốm men (thời Mạc, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Nam Định).
21. Vạc đồng (thời Lê Trung hưng, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa).
22. Súng thần công (thời Nguyễn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh).
23. Bia Võ Cạnh (Văn hóa Chămpa, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia).
24. Tượng Avalokitesvara Hoài Nhơn (Văn hóa Chămpa, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh).
25. Tượng Avalokitesvara Đại Hữu (Văn hóa Chămpa, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh).
26. Tượng động vật Dốc Chùa (Văn hóa Đồng Nai, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bình Dương).
27. Tượng Phật Bình Hòa (Văn hóa Óc Eo, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh).
28. Tượng Phật Sa Đéc (Văn hóa Óc Eo, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh).
29. Tượng Thần Visnu (Văn hóa Óc Eo, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Đồng Tháp).
30. Tượng Thần Visnu (Văn hóa Óc Eo, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Long An).
31. Tượng Nữ Thần Durga (Văn hóa Óc Eo, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh).
32. Tượng Avalokitesvara (Văn hóa Óc Eo, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh).
33. Bộ sưu tập hiện vật vàng (Văn hóa Óc Eo, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Long An).
34. Tranh “Vườn Xuân Trung Nam Bắc” (tác phẩm mỹ thuật của họa sĩ Nguyễn Gia Trí, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh).
35. Tranh “Hai thiếu nữ và em bé” (tác phẩm mỹ thuật của họa sĩ Tô Ngọc Vân, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam).
36. Tranh “Em Thúy” (tác phẩm mỹ thuật của họa sĩ Trần Văn Cẩn, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam).
37. Tranh “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ” (tác phẩm mỹ thuật của họa sĩ Nguyễn Sáng, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam).
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
- Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Quảng Bình "đệ nhất thụ"
- Độc đáo cây di sản Việt Nam:Vương quốc cây di sản
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Huyền bí rừng đỗ quyên trên đỉnh Arung
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cung đường cây di sản trên đảo tiền tiêu
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Đài quan sát kơ nia
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cây dầu rái hơn 200 tuổi trong đình Thoại Ngọc Hầu
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cụ đa "trơ gan cùng tuế nguyệt"
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...