Di sản xanh » Di tích xưa
Chính phủ Italy nỗ lực "cứu" khu di tích Pompeii
(09:38:13 AM 05/04/2014)Pompeii, với Vesuvius phía trên- Ảnh:Wikipedia
Theo thỏa thuận trên, bên cạnh việc cung cấp các thiết bị công nghệ hiện đại trong vòng 3 năm, nhóm Finmeccanica, do nhà nước Italy quản lý, còn hỗ trợ đào tạo kỹ năng sử dụng thiết bị cho đội ngũ nhân viên, với khoản đầu tư ước tính trị giá 2 triệu euro (2,75 triệu USD). Trong số này có những thiết bị giám sát công nghệ cao, có thể phát hiện và định vị mọi biến đổi địa chất tại 1.500 công trình trong khu di tích Pompeii.
Những biến động này còn được theo dõi thông qua các hình ảnh có độ phân giải cao mà nhóm vệ tinh COSMO-SkyMed của Cơ quan Vũ trụ Italy chụp được. Trong khi đó, các thiết bị cảm biến sẽ giúp đo đạc bức xạ điện từ. Trong trường hợp các địa điểm di tích bị hư hại hoặc bị phá hủy, những thiết bị liên quan sẽ báo động qua một ứng dụng của điện thoại thông minh để các nhà quản lý có thể can thiệp kịp thời.
Bị vùi lấp bởi tro bụi của núi lửa Vesuvio phun trào bên vịnh Napoli vào năm 79 sau Công nguyên, thành phố cổ Pompeii được tìm thấy một cách tình cờ vào thế kỉ 19, với nhiều khu vực được bảo tồn gần như nguyên vẹn bất chấp thời gian. Tuy nhiên, những năm gần đây, do hiện tượng thời tiết xấu, cũng như công tác bảo tồn thiếu hiệu quả của các đơn vị liên quan, tình trạng sạt lở hoặc sụp đổ các bức tường ở khu di tích lộ thiên này xảy ra với tần suất liên tục (6 lần chỉ tính riêng trong quý I năm nay). Điều này ngày càng khiến dư luận lo ngại cũng như hoài nghi về trách nhiệm của ban quản lý di tích.
Pompeii là tàn tích một thành bang La Mã bị chôn vùi một phần gần Napoli Italia hiện nay trong vùng Campania, thuộc địa giới công xã Pompei. Cùng với Herculaneum, thành phố chị em của nó, Pompeii đã bị phá huỷ, và bị chôn vùi hoàn toàn, trong một vụ phun trào hai ngày của núi lửa Vesuvius năm 79 sau Công nguyên.
Núi lửa đã đổ sụp mái cao của nó và chôn vùi Pompeii dưới 60 feet tro và đá bọt, và nơi này đã biến mất trong 1,700 năm trước khi nó bất ngờ được khám phá năm 1748. Từ đó, việc khai quật Pompeii đã cung cấp một cái nhìn bên trong rất chi tiết về cuộc sống của một thành phố ở thời cực thịnh của Đế chế La Mã. Ngày nay Địa điểm Di sản Thế giới này của UNESCO là một trong những điểm thu hút đông khách du lịch nhất tại Italia, với 2.571.725 du khách năm 2007.
(Theo Wikipedia)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Quảng Bình "đệ nhất thụ"
- Độc đáo cây di sản Việt Nam:Vương quốc cây di sản
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Huyền bí rừng đỗ quyên trên đỉnh Arung
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cung đường cây di sản trên đảo tiền tiêu
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Đài quan sát kơ nia
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cây dầu rái hơn 200 tuổi trong đình Thoại Ngọc Hầu
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cụ đa "trơ gan cùng tuế nguyệt"
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cụm bằng lăng cổ thụ 3 cây nở hoa 3 màu khác nhau
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9
(Tin Môi Trường) - Hòa chung với niềm phấn khởi tự hào của nhân dân cả nước đón chào Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2024), nhân dân làng Vạn Lộc, xã Xuân Phong (được sát nhập thành xã Xuân Giang từ ngày 01/9/2024), huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định long trọng tổ chức lễ công bố quyết định và đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam.
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...