Di sản xanh » Di tích xưa
Bộ sưu tập cổ vật đáng nể của một thầy giáo tiểu học
(16:34:58 PM 09/04/2013)Bộ sưu tập đồ đá của ông Lê Quốc Tường. (Ảnh: quangbinh.gov.vn)
Phát hiện này đã làm ngỡ ngàng những người làm công tác khảo cổ học. Chủ nhân của bộ sưu tập độc đáo này là thầy giáo Lê Quốc Tường, giáo viên lịch sử trường tiểu học cơ sở Phú Định, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Thêm một di chỉ khảo cổ học
Thầy Lê Quốc Tường bén duyên với việc sưu tầm cổ vật ngay từ ngày đầu đứng chân trên bục giảng. Sau ngày hội khai trường mùa thu năm 1985, thầy được phân công đảm nhiệm giảng dạy bộ môn lịch sử. Ngày đó, điều kiện của ngành giáo dục còn hết sức khó khăn, nhất là ở một xã nghèo như Phú Định. Môn học lịch sử vốn khô khan. Thương học trò nghèo sáng sớm đến trường với bụng rỗng tuếch, sách vở, bút giấy lại thiếu thốn đủ bề, thầy Tường lăn lộn từ làng trên, xóm dưới, sưu tầm, góp nhặt thêm tranh ảnh, vật liệu để làm thêm các loại mô hình học cụ phục vụ giảng dạy cho học sinh dễ hiểu.
Trong một lần nghỉ chân dưới gốc đa cổ thụ, tình cờ thấy một người đang mài viên đá lấy bột pha nước cho con uống. Thấy lạ, thầy cầm viên đá lên. “Rìu đá - đúng là hiện vật cổ rồi,” thầy Tường buột miệng vui sướng. Lâu nay, người dân trong vùng vẫn thường mài những vật này thành bột uống để chữa đau bụng, bởi theo họ đó là lưỡi tầm sét của Thiên lôi. Còn với thầy Tường thì khác, những kiến thức về phương pháp nghiên cứu lịch sử đã giúp thầy khẳng định điều đó.
Mang hiện vật rìu đá vào bài giảng trên lớp, thầy Tường khéo léo giải thích, tuyên truyền học sinh không chữa bệnh theo cách phản khoa học, đồng thời vận động học sinh, phụ huynh tìm kiếm, gửi tặng lại nhà trường. Kết quả thật bất ngờ, trong một thời gian ngắn, rất nhiều mẫu hiện vật rìu đá cổ được các em học sinh phát hiện, tìm thấy. Đến nay, bộ sưu tập của thầy đã có đến 36 hiện vật.
“Giá trị của những hiện vật này không phải ở số lượng nhiều hay ít, mà chính là sự đa dạng phong phú về chủng loại, hình thức, mẫu mã, chất liệu đá. Đây là cơ sở cực kỳ quan trọng để các nhà nghiên cứu có thể tiếp cận, tìm hiểu và có những lý giải sâu hơn về dấu tích của người Việt cổ ở vùng đất Phú Định này,” thầy Lê Quốc Tường cho biết.
Có mặt tại gia đình thầy Tường, sau khi thực hiện các phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu, quy nạp, bà Trần Thị Diệu Hồng, Trưởng phòng nghiệp vụ Bảo tàng tổng hợp tỉnh Quảng Bình hết sức ngỡ ngàng. Toàn bộ 36 hiện vật nói trên đều thuộc giai đoạn đầu của nền văn hóa Hòa Bình kéo dài đến hậu kỳ đồ đá mới văn hóa Bàu Tró, có niên đại khoảng 12.000 năm đến 3.500 năm trước công nguyên.
Bộ sưu tập góp mặt đầy đủ các mẫu vật như: Mảnh tước, bôn đá, lưỡi cuốc, lưỡi rìu, phác vật rìu đá - những công cụ mà người nguyên thủy chế tạo sử dụng trong lao động, sản xuất. Chất liệu được sử dụng cũng khá phong phú từ những lưỡi rìu bằng đá cuội ghè đẽo một mặt đến các mẫu rìu vai xuôi, vai vuông được mài toàn thân. Đặc biệt, ngoài những mẫu vật rìu Hòa Bình, Hoa Lộc, Quỳnh Văn, Hạ Long, Phùng Nguyên, Bàu Tró, bộ sưu tập còn có một mẫu vật rìu đá Bắc Sơn.
Đây là những hiện vật mà những nhà khảo cổ học trong và ngoài nước chưa phát hiện được trong những lần khai quật trước đó vào các năm 1923 và 1980 ở Quảng Bình. “Phát hiện hết sức độc đáo và có giá trị khoa học vô cùng to lớn này đã đánh dấu địa danh Phú Định trở thành một địa chỉ mới trên bản đồ khảo cổ học của tỉnh Quảng Bình,” bà Hồng khẳng định.
Ẩn chứa nhiều giá trị khoa học
Gần 30 năm sưu tầm, tìm kiếm, chưa lúc nào thầy giáo Lê Quốc Tường thôi trăn trở, suy nghĩ. Có lần, thầy đã phải lặng người chôn chân khi biết người dân đã bỏ đi nhiều hiện vật rìu đá phát hiện được trong lúc cày ruộng.
Lý giải cho việc phát hiện ra nhiều hiện vật của thời kỳ đồ đá mới tại vùng đất này, cũng như lý do các nhà khảo cổ học chưa đi sâu tìm hiểu tại đây, thầy Tường cho biết, Phú Định là một vùng đất khá đặc biệt với địa hình nhiều khe suối, hang đá, cây cối rập rạp, là vùng đất thích hợp để người nguyên thủy di cư, cư trú tạm thời. Và tại đây đã diễn ra sự trao đổi công cụ sản xuất giữa các nhóm người với nhau, chính điều đó đã làm nên sự có mặt những hiện vật, di chỉ của các nền văn hóa.
Khác với những di chỉ thuộc vùng cồn sò, cồn cát, cồn đất, phân bố dọc ven biển được khai quật trước đây, những hiện vật tìm thấy đã khẳng định, Phú Định thuộc di chỉ vùng gò đồi, trung du. Kiến thức về lịch sử và những kinh nghiệm rút ra sau gần 30 năm gắn bó với công việc, giúp thầy Tường nhận định: Những di chỉ của các nền văn hóa được phân bố theo hình cánh cung từ huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa về Khương Hà, Phú Định (Huyện Bố Trạch) xuống tận Bầu Tró (thành phố Đồng Hới)…
“Với những hiện vật đã được phát hiện và những thông tin mà thầy Lê Quốc Tường cung cấp, chắc chắn đây sẽ là di chỉ khảo cổ học quy mô, có ý nghĩa khoa học to lớn, ẩn chứa nhiều hiện vật cổ rất có giá trị cần được khai quật, công bố”, bà Trần Thị Diệu Hồng cho biết thêm.
Biết là những vật này quý giá nhưng đến cuối tháng 3/2013, thầy giáo Lê Quốc Tường đã tặng Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Bình 28 hiện vật trong bộ sưu tập của mình, số còn lại thầy lưu giữ để phục vụ công tác giảng dạy. Thầy Tường cho biết: Sẽ tiếp tục công việc tìm kiếm, sưu tầm, đồng thời tích cực phối hợp với Bảo tàng tổng hợp Quảng Bình thực hiện các chuyến khảo sát, điều tra, sưu tầm trong thời gian tới.
Ý kiến bạn đọc về: Bộ sưu tập cổ vật đáng nể của một thầy giáo tiểu học
-
Đoàn Phương Thái (09:06:24 AM 08/09/2014)Đồ Đá
Tôi cũng có 1 số cái như vậy. Có ai cần mua thì liên hệ tôi.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
- Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Quảng Bình "đệ nhất thụ"
- Độc đáo cây di sản Việt Nam:Vương quốc cây di sản
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Huyền bí rừng đỗ quyên trên đỉnh Arung
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cung đường cây di sản trên đảo tiền tiêu
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Đài quan sát kơ nia
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cây dầu rái hơn 200 tuổi trong đình Thoại Ngọc Hầu
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cụ đa "trơ gan cùng tuế nguyệt"
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...