Di sản xanh » Di tích xưa
Bắc Ninh:Nghiêm cấm khai thác cây gỗ sưa trong khuôn viên đình Đông Cốc
(20:57:02 PM 01/11/2013)Nghiêm cấm khai thác cây gỗ sưa trong khuôn viên đình Đông Cốc-Bắc Ninh
Sau khi có dư luận phản ánh việc rao bán cây gỗ sưa trong đình Đông Cốc, UBND tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh phối hợp với UBND huyện Thuận Thành khẩn trương kiểm tra làm rõ và có biện pháp quản lý phù hợp để bảo vệ di tích.
Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Thành Nguyễn Tiến Hoàng cho biết: Ngay sau khi báo chí thông tin về sự việc trên, UBND huyện đã cử Trưởng phòng Văn hóa thông tin phối hợp với hai cán bộ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trực tiếp về thôn Đông Cốc gặp gỡ các thành viên trong Ban quản lý di tích để xác minh. Cụ thể, chuyện rao bán cây gỗ sưa ở đình Đông Cốc chỉ là dư luận từ cuối năm 2012, hiện nay không có thông tin như vậy.
Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong khuôn viên đình Đông Cốc hiện có 23 cây gỗ sưa; trong đó có 3 cây gỗ sưa lớn, thuộc loại cây quý (Cây Di sản đã được ghi trong Sách đỏ). Để thực hiện nghiêm việc bảo vệ, quản lý và sử dụng di tích lịch sử văn hóa theo đúng quy định pháp luật, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu UBND huyện Thuận Thành thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước, chỉ đạo các cơ quan chức năng, UBND xã Hà Mãn, Ban Quản lý di tích đình Đông Cốc có kế hoạch cụ thể để bảo vệ, quản lý và sử dụng di tích hiệu quả, đặc biệt có phương án chăm sóc bảo vệ 23 cây gỗ sưa, nghiêm cấm việc khai thác trái với quy định của Nhà nước.
Năm 1992, đình Đông Cốc, xã Hà Mãn, huyện Thuận Thành được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng và cấp Bằng Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Trong những năm qua, việc bảo vệ, quản lý và sử dụng di tích nói chung, đình Đông Cốc nói riêng đã phát huy tốt giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Quảng Bình "đệ nhất thụ"
- Độc đáo cây di sản Việt Nam:Vương quốc cây di sản
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Huyền bí rừng đỗ quyên trên đỉnh Arung
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cung đường cây di sản trên đảo tiền tiêu
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Đài quan sát kơ nia
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cây dầu rái hơn 200 tuổi trong đình Thoại Ngọc Hầu
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cụ đa "trơ gan cùng tuế nguyệt"
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cụm bằng lăng cổ thụ 3 cây nở hoa 3 màu khác nhau
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”
(Tin Môi Trường) - “Muối của rừng” - một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, sẽ được tái hiện đầy sống động trên sân khấu của Chương trình biểu diễn Kịch hình thể gây quỹ Mắt Rừng tối ngày 05/12.
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...