Di sản xanh » Di tích xưa
Ai vô Bình Định mà coi…
(08:09:11 AM 21/04/2014)
Tháp Bánh Ít thuộc địa phận xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước cách thành phố Quy Nhơn - tỉnh Bình Định 20 km. ảnh: Nguyễn Hân
Vô Bình Định dự Hội thảo Tạo đường băng cho du lịch Bình Định cất cánh. Ngó lên Đoàn chủ tịch thấy ông Trưởng Ban Nội chính T.Ư Nguyễn Bá Thanh thấy hơi giật mình tưởng như xứ này có chuyện chi sắp bắt, nhốt, hốt! Nhưng hóa ra ông đến dự Hội thảo với tước vị hiền khô, Trưởng Ban chỉ đạo Liên kết 9 tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ.
Hồi ông Thanh làm Bí thư Đà Nẵng quan đầu tỉnh của 9 vùng ven biển miền Trung kéo vô, ra Đà Nẵng dự cuộc hội về kinh tế, hết thảy đều tâm phục khẩu phục việc quản trị hiệu quả của Đà Nẵng nên nhất trí bầu ông đứng đầu cho cái chức Chủ tịch việc liên kết này. Ra Hà Nội nhận chức mới, ông Bá Thanh vẫn đeo chức cũ này.
…Năm 2013, Bình Định đón 1,7 triệu lượt khách tăng 16% so với 2012. Tổng thu du lịch đạt 603 tỷ đồng tăng 24% so với 2012. Rất khả quan!
Rồi nghe thêm một lượt tham luận của Trung ương, của ngành Du lịch của địa phương và các chuyên gia… thấy bản nào cũng thuận tai cả.
Nhưng ngồi dưới cùng với một ông từng quen thân, thấy thi thoảng ông than, rằng đang sốt cả ruột lên đây. Khách Tây, Tàu đổ về Nha Trang, Đà Nẵng, Huế … rầm rầm còn Bình Định thì thưa thớt? Các khu du lịch danh tiếng của Bình Định như Trung Lương, Hải Giang, Vĩnh Hội, Đầm Thị Nại, Trà Ô… mới gọi là chớm khai thác? …Giờ giải lao đứng chuyện vãn với ông Nguyễn Bá Thanh chợt thấy không ít bản tham luận có lẽ chưa thuộc dạng chuẩn không cần chỉnh như từng nghĩ?
Theo ông, sự thông thoáng của cơ chế, tất nhiên, nhưng những việc nho nhỏ như là lặt vặt cũng phải được chú trọng? Ông Thanh đang nói về những cái thùng xốp đựng hải sản tôm cua cá ghẹ… tươi ngon đương còn giãy đành đạch mà dân du lịch Hà Nội và các nơi đến Đà Nẵng thường rinh theo mỗi chuyến bay. Những thùng xốp ấy, Hàng không trước đây không cho mang. Mãi sau ông trực tiếp can thiệp thương lượng sao đó thì mới có thông lệ được vận chuyển hàng tươi sống này!
Những thức quà biển tươi sống và câu chuyện của các bà các cô rành nghề nội trợ lẫn rành ăn ấy là thứ quảng bá cho du lịch Đà Nẵng hữu hiệu nếu không muốn nói là tốt nhất!
Một khách đứng bên buông rằng: Những Bà Nà, Hội An, Non nước, Ngũ Hành Sơn ở thành phố đáng sống Đà Nẵng và coi đó là những thứ vượt trội lấn át nhiều địa phương miền Trung trong đó có Bình Định và vài tỉnh khác trở nên lép vế? Ông Thanh cười làm mọi người cười theo khi dẫn ra câu cái lạ bằng tạ cái quen.
Dân du lịch coi lạ là tiêu chí đầu tiên của sự hấp dẫn. Lạ nhưng làm du khách an lòng bởi hạ tầng, cơ sở vật chất cùng các hình thái nghỉ ngơi vui chơi chuẩn chỉnh gần như thông lệ tiêu chuẩn quốc tế. Lạ nhưng không làm người ta hoảng bởi nạn ăn cắp, rồi ôm chân du khách bắt mua đồ lưu niệm.
Một khách khác chia sẻ rằng, sức bật của nhiều ngành kinh tế nhất là du lịch cùng với cơ chế cởi mở thông thoáng cần lắm những cú hích của các đại gia?
Ông Thanh, chả ra gật, cũng chẳng ra lắc, thủng thẳng rằng các doanh nhân thường chăm chú nhìn ngó vào đội ngũ lãnh đạo địa phương nơi mình đầu tư làm ăn. Cung cách điều hành của họ thường gây dấu ấn với doanh nhân. Doanh nhân ngại và kỵ nhất là tân quan tân chính sách kiểu tư duy nhiệm kỳ.
Việc đầu tư làm ăn của họ là chiến lược, là dài lâu thường vắt qua hai, ba nhiệm kỳ nên họ đòi hỏi sự nhất quán, sự kế thừa những cái hay. Vậy nên lãnh đạo địa phương phải đổi mới phải nâng tầm để ứng và xứng với những doanh nhân chí cốt hằng tâm hằng sản.
Tôi chẳng rành mấy, nhưng nghe thiên hạ cứ kháo, trong số các đại gia Việt (hình như tiêu chí đang sở hữu khối tài sản ngàn tỷ thì có danh xưng ấy?) người Bình Định chiếm tới phần ba? Những người như Bầu Đức, chả hạn. Nhưng lạ là trong một Hội thảo xúc tiến du lịch hoành tráng như thế này, chỉ thưa thớt và nhô nhỉnh lên đại gia Trần Bắc Hà đại diện cho đơn vị tài trợ hội thảo.
Cũng cần nói thêm ông Trần Bắc Hà với thương hiệu BIDV nhiều năm (và vài nhiệm kỳ lãnh đạo địa phương) vẫn bền bỉ mải mốt với việc đầu tư, tự nguyện làm cú hích cho Bình Định!
Các phương tiện truyền thông và nhất là người Bình Định đều ghi nhận công sức và cố gắng của nhiều doanh nhân như ông Bắc Hà để Bình Định có một cái cầu vượt biển lớn nhất Đông Nam Á và khu kinh tế như Nhơn Hội! (Còn bày đặt trong KKT những gì, như người ta vẫn thường nói là phải lấp đầy KKT ra sao là một việc khác?) Rồi cũng chính ông Bắc Hà bỏ kinh phí công phu tạo và phục dựng hình thức hô bài Chòi sinh động cuốn hút du khách cho du lịch Bình Định.
Chợt nhớ Tây Nguyên nhiều năm nay nổi danh thương hiệu Đức Long Gia Lai do đại gia Bùi Pháp người Bình Định sở hữu. Đương hồi phát nhưng đùng cái, chững lại vì gặp nạn.
Do mải thuận tai theo vài cơ quan Nhà nước hẳn hoi xui khôn xui dại ra sao đó đã bỏ hàng trăm tỷ để cố, để miệt mài theo đuổi Dự án thủy điện Đồng Nai 6 với 6A chi đó. Đùng cái Dự án bị dừng. Lẩn thẩn nghĩ thêm, chỉ độ dăm anh đại gia như Bùi Pháp nếu có tâm có tầm với du lịch quê nhà Bình Định thì ngần ấy tiền cho từng ấy năm thì có lẽ du lịch Bình Định cũng khởi sắc để sánh vai với đàn anh Đà Nẵng, Nha Trang?
Bình Định bén duyên du lịch bởi cái… lạ văn hóa. Lạ tâm linh! Ai vô Bình Định mà coi! Phải mượn câu ca dao ấy để khẳng định một quyết tâm rằng phải vô Bình Định, phải cắm ở đó một thời gian để giải mã một sự lạ. Rằng có một địa danh trên đất nước mình lại có hai công chúa lại đâm về xứ ấy lấy chồng? Thời Trần thì có Huyền Trân công chúa kết duyên với thủ lĩnh Chăm, Chế Mân làm dâu Bình Định. Rồi sau này có Ngọc Hân Công chúa sánh vai với anh hùng Nguyễn Huệ Quang Trung.
Sự lạ ấy đã khởi nguồn, cho du lịch chứ còn gì? Rồi xứ ấy hình như là đất đãi ngoại? Đãi ngoại là dạng nói khác đi của chuyện thu phục nhân tâm của chiêu hiền đãi sĩ của thu phục lòng người? Từ thân phận thấp hèn dạt từ Thanh Hóa vào chăn trâu cho một phú hộ đến vị thế cao sang của một mưu sĩ Đàng Trong như Đào Duy Từ là cả một sự dằng dặc những biến động kỳ ảo của việc đãi ngoại. Tôi đồ rằng cái tên huyện Hoài Nhơn (nhớ ân nghĩa của người) nếu không phải đích thân Đào Duy Từ đặt thì là của hậu thế cảm kích bởi cái công chiêu hiền đãi sĩ, thu phục nhân tâm của ông bá hộ họ Trần ở Hoài Nhơn đã có công nuôi nấng rèn cặp Đào Duy Từ. Rộng nữa là Chúa Nguyễn Đàng Trong?
Năm rồi, đất võ Tây Sơn không biết phát ra thứ công năng gì đó mà các võ sĩ trên thế giới đã tự nguyện ùn ùn kéo về Bình Định để hội quân để khoe các đường gươm thế quyền với nhau. Và nghe đâu sắp tới ở Quy Nhơn sẽ có cuộc hội thảo lớn của mấy ông Nhật khởi xướng. Chả là bên Osaka nơi đang lưu giữ một điệu hát Chăm có tên gọi là La lăng vương của dân tộc Chăm đã truyền sang đất Nhật từ thuở mang tên Lâm Ấp, khoảng thế kỷ thứ VII mà nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn, quê Quy Nhơn từ mấy chục năm trước đã cố công sưu tầm được.
Rồi các nhà tâm linh vốn rỗi hơi lẫn rách việc (nhưng ối người mê?) sẽ giải mã ánh trăng Gềnh Ráng, Quy Nhơn mang chứa thứ năng lượng kỳ ảo của Hàn Mạc Tử ra sao. Tò mò với mê đắm cũng là nguyên cớ của du lịch?
Rồi chuyện vợ chồng ông Đại sứ Rumani, Valiriu Arteni, năm 1998, sau khi ở Bình Định về Hà Nội, chả hiểu nguyên cớ gì, đã tự nguyện xin gia nhập Hội đồng hương Bình Định?
Nghĩ đến sự giàu có và tiềm năng du lịch tâm linh văn hóa Bình Định, chợt nghĩ đến câu chuyện hồi nãy với ông Nguyễn Bá Thanh. Võ Tây Sơn, Tuồng Bình Định, bài Chòi, Hàn Mạc Tử… Rằng hay thì thật là hay nhưng phải có nghề - nói như ông Thanh- phải khéo léo trích đoạn chắt lọc những thứ tinh túy. Chứ cứ trưng diễn đủ đầy, dài thườn thượt thì khách Tây khéo chạy dài?!
Ai vô Bình Định mà coi… Bàn thảo một buổi chiều có lẽ chả thấm mà là khơi ra cái bộn bề trong tiềm năng du lịch hữu hình lẫn vô hình? Lại ngó qua Đà Nẵng tháng 7 này khai trương đường bay trực tiếp với Narita, Nhật Bản.
Thưa cùng ông bạn quan chức, sốt ruột hình như cũng là một triệu chứng… tốt của việc cựa mình và đổi mới?
Phát biểu thẳng thắn của ông Atsusuke Kawada, Trưởng Đại diện Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản có Văn phòng đại diện tại Hà Nội giữa hội thảo không riêng cho Du lịch Bình Định mà các địa phương cùng các nhà chức việc cả nước suy ngẫm. Rằng hiện có trên 2.000 công ty Nhật Bản đang hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Họ đang gặp mấy lực cản. Thứ nhất, giá nhân công tăng. Thứ hai, thủ tục hành chính nhiêu khê. Thứ ba, thiếu minh bạch trong thực hiện chính sách. Thứ tư, thủ tục và chính sách thuế nhiêu khê. Cuối cùng, hệ thống pháp lý kém phát triển và việc vận hành nó chưa rõ ràng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Quảng Bình "đệ nhất thụ"
- Độc đáo cây di sản Việt Nam:Vương quốc cây di sản
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Huyền bí rừng đỗ quyên trên đỉnh Arung
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cung đường cây di sản trên đảo tiền tiêu
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Đài quan sát kơ nia
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cây dầu rái hơn 200 tuổi trong đình Thoại Ngọc Hầu
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cụ đa "trơ gan cùng tuế nguyệt"
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cụm bằng lăng cổ thụ 3 cây nở hoa 3 màu khác nhau
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9
(Tin Môi Trường) - Hòa chung với niềm phấn khởi tự hào của nhân dân cả nước đón chào Kỷ niệm 79 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2024), nhân dân làng Vạn Lộc, xã Xuân Phong (được sát nhập thành xã Xuân Giang từ ngày 01/9/2024), huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định long trọng tổ chức lễ công bố quyết định và đón bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam.
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...