Di sản xanh » Di tích xưa
5 di tích nhà tù thu hút khách tham quan ở Việt Nam
(10:59:05 AM 14/10/2014)1. Nhà tù Sơn La - Sơn La
Nhà tù Sơn La - Sơn La - Ảnh: TL
Nhà tù Sơn La do Pháp xây dựng vào năm 1908. Đây là nơi giam giữ những người cộng sản sau này trở thành các nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam như: Lê Duẩn, Trường Chinh, Văn Tiến Dũng, Xuân Thuỷ, Trần Huy Liệu, Trần Quốc Hoàn, Hoàng Tùng, Tô Hiệu… Nhà tù nằm trên đồi Khau Cả, tổ 9, phường Tô Hiệu, thành phố Sơn La. Mỗi năm di tích lịch sử này đón tiếp hàng chục nghìn lượt khách đến tham quan, nghiên cứu. Đến đây, du khách sẽ hình dung được phần nào những cực hình hà khắc cũng như ý chí kiên cường của các chiến sĩ năm xưa.
2. Nhà tù Hỏa Lò – Hà Nội
Hỏa Lò tức nhà pha Hỏa Lò được xây dựng từ năm 1896, tại trung tâm Hà Nội, thủ phủ của chính quyền thực dân khi đó. Nhiều thế hệ người Việt Nam đã bị giam cầm tại nhà tù Hỏa Lò, trong đó có các nhà nho yêu nước như cụ Phan Bội Châu, Lương Văn Can, Dương Bá Trạc đến các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Trường Chinh, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười...
Hiện nay khu di tích Hỏa Lò còn khá nguyên vẹn với nhiều tư liệu và hiện vật quý, đặc biệt là chiếc máy chém được thực dân Pháp dùng lưu động. Mở cửa vào các ngày trong tuần trừ thứ hai, khu di tích Hỏa Lò là điểm tham quan thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước mỗi khi về Thủ đô.
3. Nhà lao Thừa Phủ – Thừa Thiên Huế
Nhà lao Thừa Phủ – Thừa Thiên Huế -Ảnh: IE
Nhà lao Thừa Phủ nguyên là nơi ở của đơn vị Thuỷ binh nhà Nguyễn, được thực dân Pháp và chính quyền tay sai biến thành nhà giam chính của Phủ Thừa Thiên năm 1899. Nhà lao Thừa Phủ ở Huế là nơi cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp bị giam cùng người bạn gái Nguyễn Thị Quang Thái và các giáo sư Đặng Thai Mai, Lê Viết Lượng... trong cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh đầu tháng 10 năm 1930. Là địa danh gắn liền với một quãng thời gian hoạt động cách mạng của Tướng Giáp, nhà lao Thừa Phủ là nơi du khách có được hình dung phần nào về ý chí bất khuất của người anh cả của Quân đội Việt Nam. Hiện nhà lao Thừa Phủ nằm ở số 1 Lê Lai, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế.
4. Nhà tù Côn Đảo – Bà Rịa - Vùng Tàu
Nhà tù Côn Đảo – Bà Rịa - Vùng Tàu - Ảnh: TL
Côn Đảo nằm ngoài vùng biển thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trước đây, thực dân đế quốc đã lấy Côn Đảo làm nơi giam cầm, tra tấn các tù chính trị. Chúng lập nên hệ thống nhà tù, gông cùm, xiềng xích và đủ các đòn tra tấn tàn bạo nhất để hòng dập tắt ngọn lửa đấu tranh của các chiến sĩ cách mạng. Vì thế nơi đây còn được gọi là "địa ngục trần gian".
Nhưng cũng chính tại đây các chiến sĩ cách mạng đã thể hiện ý chí đấu tranh kiên cường thà hy sinh chứ không chịu đầu hàng, giữ vững khí tiết của người cộng sản. Từ lây, Côn Đảo đã đi vào tình cảm và sự ngưỡng mộ của nhân dân cả nước cùng bạn bè quốc tế như vùng đất thánh thiêng liêng, biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.
5. Nhà tù Phú Quốc – Kiên Giang
Nhà tù Phú Quốc – Kiên Giang -Ảnh: TL
Trại giam Tù binh Chiến tranh Phú Quốc, hay Trại giam Tù binh Cộng sản Phú Quốc là một trại giam nằm tại thị trấn An Thới ở cực nam đảo Phú Quốc. Trong Chiến tranh Đông Dương, trại giam này có tên là Nhà lao Cây Dừa.
Đây là trại giam tù binh trung tâm toàn Việt Nam Cộng hòa, từng giam giữ hơn 32.000 tù binh (40.000 tù nhân nếu tính cả tù chính trị nhiều thời kỳ).
Năm 1995, Khu di tích lịch sử Nhà tù Phú Quốc được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận di tích cấp quốc gia. Di tích lịch sử Nhà tù Phú Quốc gồm có tượng đài hình nắm tay, là "biểu tượng của sự đàn áp khốc liệt và tinh thần hiên ngang vùng lên phá xiềng của tù binh Phú Quốc, nghĩa trang liệt sĩ, và khu Trại giam Tù binh Phú Quốc được phục dựng. Mỗi năm khu di tích đón hơn 10 nghìn lượt khách. Có những tù nhân cũ trở về thăm lại nhà ngục xưa. Nhiều du khách trẻ tuổi ở mọi miền đất nước, khi đến Phú Quốc du lịch, ngoài những thắng cảnh nổi tiếng, cũng không quên ghé thăm di tích này. Khách nước ngoài đến thăm di tích mỗi lúc một đông hơn. Còn học sinh trên đảo thường đến đây để học những trang sử sống động về Phú Quốc và lịch sử đấu tranh của dân tộc.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
- Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Quảng Bình "đệ nhất thụ"
- Độc đáo cây di sản Việt Nam:Vương quốc cây di sản
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Huyền bí rừng đỗ quyên trên đỉnh Arung
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cung đường cây di sản trên đảo tiền tiêu
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Đài quan sát kơ nia
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cây dầu rái hơn 200 tuổi trong đình Thoại Ngọc Hầu
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cụ đa "trơ gan cùng tuế nguyệt"
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...