Di sản xanh » Di tích xưa
Italy dành 105 triệu euro trùng tu thành cổ Pompeii
(01:47:19 AM 02/07/2013)Thành cổ Pompeii, một trong những biểu tượng của Italy, đã bị tàn phá do núi lửa phun trào cách đây gần 2.000 năm. Thế nhưng, dung nham của núi lửa lại giữ cho các kiến trúc của thành phố sự nguyên trạng. Do việc trùng tu thành cổ này chưa được chính quyền Rôma coi trọng, trong cuộc họp hồi tháng 2, UNESCO đã tỏ ý lo ngại về sự xuống cấp của khu di tích này.
Theo ông Massimo Bray, từ nay đến cuối năm, Chính phủ Italy sẽ thông qua các biện pháp bảo tồn và phục chế thành phố Pompeii. Các chuyên gia cũng hứa sẽ hoàn thành công tác trùng tu vào tháng hai năm sau. Khoảng 105 triệu euro sẽ được chi cho công trình này, trong đó 41,8 triệu euro do Liên minh châu Âu (EU) tài trợ.
Mục đích của việc trùng tu là hạn chế sự xuống cấp của các công trình cổ kính của thành cổ Pompeii hơn 2.000 năm tuổi, phục chế lại bức tranh tường nổi tiếng Pompeiii và tăng cường hệ thống camera giám sát.
Từ nay đến năm 2015, sẽ có 39 di tích của Italy hoàn thành việc trùng tu và mở cửa đón du khách. Ủy ban châu Âu hy vọng sau khi công tác trùng tu hoàn thành, thành cổ Pompeii sẽ đón khoảng 2,6 triệu lượt khách tham quan vào năm 2017 so với con số 2,3 triệu du khách hiện nay.
Theo sử sách, thành phố Pompeii được 10 bộ lạc lớn có tên Aus cùng nhau xây dựng trên một diện tích 44 hécta, về sau trở thành "câu lạc bộ" của những người giàu có. Người dân ở thành phố này khi đó tin rằng núi lửa Vesuvius đã ngừng hoạt động nên an tâm sinh sống dưới chân ngọn núi lửa này.
Đến năm 79 sau công nguyên, thành phố này bốc chốc bị hủy diệt khi núi lửa Vesuvius bất ngờ hoạt động trở lại. Trong số 25.000 dân của thành phố này, có khoảng 2.000 người không chạy kịp và bị chôn vùi dưới lớp tro bụi dày và nham thạch. Cùng với thời gian, thành cổ Pompeii dần bị quên lãng.
Thành phố thời La Mã cổ đại này chỉ được tìm thấy một cách tình cờ vào cuối thế kỷ 16 khi một nông dân đào kênh dẫn nước. Nhưng mãi đến những năm 1860, công tác khai quật thành cổ Pompeii mới chính thức được tiến hành một cách có hệ thống.
Ngày nay, du khách đến đây có thể thấy rất nhiều xác chết, được bảo quản bởi lớp nham thạch. Bên trong hệ thống tường thành là nhiều tòa nhà lớn, hệ thống giao thông, nhà hát, sân vận động...
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
- Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Quảng Bình "đệ nhất thụ"
- Độc đáo cây di sản Việt Nam:Vương quốc cây di sản
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Huyền bí rừng đỗ quyên trên đỉnh Arung
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cung đường cây di sản trên đảo tiền tiêu
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Đài quan sát kơ nia
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cây dầu rái hơn 200 tuổi trong đình Thoại Ngọc Hầu
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cụ đa "trơ gan cùng tuế nguyệt"
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...