Di sản xanh » Di tích xưa
Sai phạm trong việc dựng những tấm bia đá tại đền Trần - Thái Bình
(19:44:45 PM 29/04/2015)Du khách thập phương tham quan Khu di tích lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần (xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà). Ảnh: Thành Tâm.
Ông Nguyễn Hữu Hưng, Trưởng phòng Nghiệp vụ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình cho biết: Sau khi nhận được thông tin trên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình đã tổ chức một đoàn kiểm tra thực tế. Những nội dung ghi trên văn bia, do chúng tôi chưa thẩm định một cách cụ thể nên chưa xác định được rằng có sai phạm hay không. Nhưng về mặt hình thức, có nhiều điều phải bàn từ văn phong, đến ngữ pháp, dịch thuật. Những tấm bia rất lem nhem phản cảm trong di tích tôn nghiêm này. Phần chân bia dày đến 50cm, có bia trang trí “rùa đội bia”, có bia là “long hổ”, có bia hình tượng “hoa sen”, điều này không phù hợp với truyền thống mỹ thuật cổ Việt Nam.
Về 3 tấm bia đá đặt hạ trước 3 ngôi mộ nằm hai bên trục Thần đạo có ghi nội dung song ngữ Việt- Anh, ông Hưng cho biết: Việc dịch thuật có những điều không đảm bảo nguyên tắc, trong phần tiếng Anh có lần Tiếng Việt, tiếng Anh có dấu, đó là điều bất hợp lý.
Việc hạ đặt 6 bia trên Ban quản lý di tích huyện Hưng Hà đã vi phạm khoản 3, điều 1, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009, vi phạm Nghị định 70 năm 2012 của về Chính phủ trình tự lập, phê duyệt, quy hoạch, báo cáo kinh tế kỹ thuật về tu bổ di tích. Đặc biệt là vi phạm Thông tư 18 về quy định một số nội dung cụ thể về tu bổ di tích.
Ông Bùi Công Phượng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình cho biết: Sai phạm của chính quyền huyện Hưng Hà, Ban quản lý di tích Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua Triều Trần trong việc đặt hạ, dựng bia đá là không báo cáo với cơ quan chức năng có thẩm quyền. Khi Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch xuống đến nơi, họ đã dựng bia rồi. ...
Ông Phượng cho biết thêm Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ báo cáo UBND tỉnh Thái Bình, đề nghị huyện Hưng Hà làm rõ sai phạm trong việc đặt hạ bia đá này.
Khẳng định các tấm bia trên được “dựng chui”, ông Nguyễn Hữu Hưng làm rõ: Để tu bổ, tôn tạo di tích hay là lập bia tuyên truyền… bước đầu tiên là UBND huyện Hưng Hà, Ban quản lý Khu lăng mộ phải xin chủ trương, có ý kiến bằng văn bản của Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Sau đó phải lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, hoặc dự án để được phê duyệt , thẩm định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thao du lịch rồi mới triển khai. Điều kiện, năng lực, tư cách pháp nhân của đơn vị tư vấn lập báo cáo kỹ thuật, kể cả người soạn thảo văn bia cũng phải đúng quy định. Để đảm bảo đúng tính khách quan, khoa học, tuân thủ các điều kiện pháp luật có khi phải tổ chức hội thảo, mời các chuyên gia góp ý,... sau đó mới triển khai việc hạ đặt bia.
Nhóm phóng viên đã trực tiếp làm việc với Chính quyền huyện Hưng Hà. Ông Đỗ Văn Bình, Phó Chủ tịch UBND huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình cho biết: Vừa qua, một số người Thái Bình sinh sống tại nước ngoài có đưa về đền Trần (xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) một số bia đá cung tiến. Trước đó, họ cũng có làm việc với Ban quản lý di tích của nhà Đền. Ban quản lý di tích cũng báo cáo với huyện về việc này. Nội dung của những tấm bia đó được trích dẫn từ nguồn sử sách, nhưng thể hiện trong văn bia thì chưa thể hiện rõ việc trích dẫn từ nguồn nào. Mục tiêu của việc đặt bia chúng tôi cho là góp phần tuyên truyền quảng bá di tích. UBND huyện đã làm việc với Phòng văn hóa huyện- cơ quan tham mưu cho UBND huyện, các lãnh đạo phòng cũng nhận thấy đây là việc mới, chưa có trong tiền lệ, xuất phát từ người cúng tiến, Phòng Văn hóa huyện tiếp nhận một cách bị động nên để ra sai phạm. Qua vụ việc, chúng tôi thấy đây là bài học trong công tác quản lý.
Ông Bình phân trần: Có 6 tấm bia được đặt hạ tại Khu lăng mộ và đền thờ các vị Vua triều. Thực tế chúng tôi không phải là người trực tiếp làm việc về vấn đề kích thước văn bia nên tôi không nắm được kích cỡ các tấm bia. Căn cứ vào vị trí đặt mà người ta thiết kế kích cỡ bia cho phù hợp không gian. Việc này có sự thống nhất giữa Ban quản lý di tích và những người cúng tiến.
Ông Bình cũng cho biết: Nếu xảy ra sai phạm đối với cá nhân, tổ chức trong việc dựng văn bia này, huyện sẽ xử lý nghiêm.
Khu Lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần công bố Bằng xếp hạng di tích cấp Quốc gia đặc biệt vào đầu tháng 3/2015. Nơi đây được coi là nơi phát nghiệp vương triều Trần, là nơi yên nghỉ của các vị vua đầu triều Trần là Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và lưu giữ một phần ngọc cốt của Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
- Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Quảng Bình "đệ nhất thụ"
- Độc đáo cây di sản Việt Nam:Vương quốc cây di sản
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Huyền bí rừng đỗ quyên trên đỉnh Arung
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cung đường cây di sản trên đảo tiền tiêu
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Đài quan sát kơ nia
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cây dầu rái hơn 200 tuổi trong đình Thoại Ngọc Hầu
- Độc đáo cây di sản Việt Nam: Cụ đa "trơ gan cùng tuế nguyệt"
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...