»

Chủ nhật, 24/11/2024, 15:42:32 PM (GMT+7)

Đừng để rơi thêm chân tượng!

(11:55:13 AM 03/08/2013)
(Tin Môi Trường) - Không phải đến khi bức tượng Trần Nguyên Hãn cưỡi ngựa ở nút giao thông trước chợ Bến Thành bị rụng một chân, người ta mới giật mình nhìn lại thực trạng hệ thống tượng đài ở TP.HCM. Tình trạng hư hỏng, xuống cấp, đặc biệt là của nhóm tượng xây dựng trước năm 1975, đã được cơ quan chức năng nhận diện và tìm giải pháp khắc phục từ cách đây nhiều năm. Tuy nhiên, khi các công việc liên quan đang được tiến hành thì đùng một cái, tượng lại gãy chân, gây xôn xao dư luận.

Đây không phải lần đầu tượng Trần Nguyên Hãn gặp sự cố. Theo báo cáo khảo sát hiện trạng tượng đài ở TP.HCM của Sở VH-TT-DL, do được tạo hình trái quy luật, dáng ngựa bị giật lùi thay vì lao lên phía trước, nên hai chân sau của ngựa bị gãy nhiều lần; đuôi ngựa không có điểm tựa mà chỉ chịu lực từ cuống đuôi nên cũng thường bị gãy, phải gia cường liên tục. Không chỉ tượng Trần Nguyên Hãn, 11 tượng đài khác từ trước năm 1975 còn lại đến nay ở thành phố như tượng Thánh Gióng, Trần Hưng Đạo, Phan Đình Phùng, tượng đài biểu tượng tại Hồ Con Rùa..., hầu hết có "vấn đề" về nội dung, ý nghĩa, mỹ thuật, kỹ thuật, chất liệu, vị trí. Theo đánh giá của các chuyên gia, trong số này chỉ có tượng đài Đức Bà Hòa Bình ở quảng trường Công xã Paris và tượng đài Khổng Tử trên đường Hải Thượng Lãn Ông, là đạt chất lượng theo các tiêu chí kể trên.

 

10/12 tượng trước năm 1975 đã xuống cấp và bị đánh giá thấp về nghệ thuật

 

Từ năm 2008, các đơn vị gồm Sở VH-TT-DL, Sở Quy hoạch - kiến trúc, Hội Kiến trúc sư, đã phối hợp khảo sát, đánh giá hiện trạng tượng đài trên địa bàn TP và đề xuất chương trình nghiên cứu định hướng phát triển. Khi đó, các đơn vị có kiến nghị bước đầu đối với nhóm tượng trước 1975 qua ba phương án: tượng đài cần xây dựng mới ở vị trí cũ gồm tượng đài Trần Hưng Đạo (công trường Mê Linh), Thánh Gióng; tượng đài cần nghiên cứu có thể thay thế bằng tượng khác gồm tượng đài Trần Hưng Đạo (huyện Cần Giờ), Quang Trung, An Dương Vương; tượng đài cần tu bổ, cải tạo, nâng cấp là tượng đài biểu tượng Hồ Con Rùa. Gần đây, ngày 11/7, một cuộc họp với sự tham gia của 10 đơn vị nghề nghiệp, hội chuyên ngành được tổ chức để góp ý kiến hoàn chỉnh dự thảo Hệ thống tiêu chí xây dựng tượng tượng đài tại thành phố.

 

Chủ trương về ứng xử với toàn bộ tượng đài hiện nay ở thành phố, trong đó có 12 tượng trước năm 1975, là rất rõ ràng. Nghĩa là, không phải đến khi tượng Trần Nguyên Hãn gãy chân, người ta mới... lo.

 

Câu chuyện không chỉ riêng tượng đài Trần Nguyên Hãn, vốn được đánh giá là chưa tương xứng với quảng trường trung tâm TP.HCM mà là tình trạng chung của nhiều trường hợp khác cần được xử lý nhanh chóng như tượng Lê Lợi từng được đặt ở đường Hùng Vương (hiện đã dời về công viên Phú Lâm để nhường chỗ cho cây cầu vượt), tượng Quang Trung lại đứng trước chợ Nguyễn Tri Phương, tượng Phan Đình Phùng lại đặt ở đường Hải Thượng Lãn Ông - Châu Văn Liêm... tất cả đều có hạn chế. Khâu quy hoạch thường kéo dài, việc chờ bố trí đặt tượng ở không gian nào, sửa tượng cũ hay xây tượng mới có khi chưa xong, thì tượng đã thi nhau “xuống sắc”.

Võ Tiến/PNO
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đừng để rơi thêm chân tượng!

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”

Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”

(Tin Môi Trường) - “Muối của rừng” - một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, sẽ được tái hiện đầy sống động trên sân khấu của Chương trình biểu diễn Kịch hình thể gây quỹ Mắt Rừng tối ngày 05/12.

VACNE 30 năm
 Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI