»

Thứ bảy, 18/01/2025, 13:03:24 PM (GMT+7)

Chiếc đòn khiêng võng của bậc quốc sĩ

(09:42:25 AM 26/01/2013)
(Tin Môi Trường) - Bảo tàng tổng hợp Bình Định đang lưu giữ chiếc đòn khiêng võng của Lê Đại Cang (1771 - 1847), vị đại thần triều Nguyễn dưới thời các vua Gia Long, Minh Mạng,Thiệu Trị.

Hai lần làm lính khiêng võng

 

Theo sách Đại Nam thực lục của Quốc Sử quán triều Nguyễn, Lê Đại Cang sinh tại làng Phú Nhơn, huyện Tuy Viễn (nay là thôn Luật Chánh, xã Phước Hiệp, H.Tuy Phước, Bình Định). Ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng, như: Quyền tổng trấn Bắc Thành, Thượng thư bộ Binh kiêm Hữu đô Ngự sử Đô sát viện, Tổng đốc Sơn - Hưng - Tuyên kiêm Hà Nội - Ninh Bình Tổng đốc sự vụ, Tổng đốc liên tỉnh An Giang - Hà Tiên kiêm Bảo hộ Cao Miên quốc ấn... Ông cáo quan về quê năm 72 tuổi.

 

 Từ[-]đường[-]tộc[-]Lê[-]ở[-]làng[-]Luật[-]Chánh,[-]nơi[-]thờ[-]tự[-]Lê[-]Đại[-]Cang[-]
Từ đường tộc Lê ở làng Luật Chánh, nơi thờ tự Lê Đại Cang - Ảnh: Hoàng Trọng

 

Con cháu dòng họ Lê ở Luật Chánh kể lại rằng, trong những thứ đồ mang theo khi từ quan hồi hương, Lê Đại Cang quý nhất là thanh đại đao và chiếc đòn khiêng võng. Thanh đại đao vì quá thiêng gây hoảng sợ cho gia tộc nên bị ném xuống vực Ông Đô đầu làng. Chiếc đòn khiêng võng là kỷ vật đã gắn bó với Lê Đại Cang trong hai lần ông bị cắt chức xuống làm lính.

 

Khi Lê Đại Cang đang giữ chức Tổng đốc An Giang - Hà Tiên kiêm Tham tán Đại thần bảo hộ Cao Miên thì dân Cao Miên nổi loạn, quân triều Nguyễn phải rút hết về An Giang (năm 1840). Có sớ tâu về triều đình đổ tội cho Lê Đại Cang, ông bị cách chức xuống làm lính và được điều đến phục vụ tại quân thứ Hải Đông thuộc đạo Trà Gi. Trên đường đến chốn mới, ông gần 70 tuổi nhưng phải làm quân khiêng võng cho các quan giải tù.

 

Tại Trà Gi, thấy cách tổ chức quân đội tại đồn thiếu quy củ, kỷ luật lỏng lẻo, Lê Đại Cang bèn đề nghị cấp chỉ huy cho phép ông chỉnh đốn kỷ luật, tổ chức tập luyện phòng thủ. Lại có sớ tâu về triều hạch tội ông tiếm chức lạm quyền. Vua Minh Mạng kết án: “Đại Cang là kẻ bị cách chức phải sung tiền quân hiệu lực mà hành động như một viên đại tướng, không sợ phép nước, chẳng kiêng công luận, đáng làm án trảm giam hậu”. Trên đường giải về kinh, ông lại phải làm lính khiêng võng.

 

Nhận xét về chiếc đòn khiêng võng mà Lê Đại Cang để lại, nhà thơ Thanh Thảo nói: “Với Lê Đại Cang, chiếc đòn khiêng võng là một kỷ niệm đau đớn của cuộc đời. Nhưng ông quý trọng nó vì nó chứng minh bản lĩnh quân tử nơi ông: “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di”, trong bất cứ cảnh ngộ nào cũng không đổi tâm tính”.

 

Chí khí của kẻ sĩ

 

Theo PGS-TS Nguyễn Thị Phương Chi (công tác tại Viện Sử học), Lê Đại Cang làm việc ở Bắc Thành đã có nhiều đóng góp trong việc xây đắp, tu bổ đê điều, được chính sử triều Nguyễn ghi chép rất cụ thể trong Đại Nam thực lục. Ông có đến 20 lần thăng quan tước nhưng cũng có ít nhất 5 lần bị bãi chức, một lần bị án “trảm giam hậu”. Hầu hết những lần bị bãi chức, giáng chức, ông đều lập được công mà phục hồi lại.

 

Tháng 9.1828, Lê Đại Cang được vua Minh Mạng điều sang quản lý Đê chính. Tháng 11 năm đó, ông đã khảo sát xong và tâu về triều đình 18 sở đê cũ cần bồi đắp thêm, 10 sở đê mới cần được xây đắp thuộc các tỉnh Sơn Tây, Sơn Nam, Nam Định, cộng 8.500 trượng, riêng sở đê mới Kim Quan thuộc Bắc Ninh dài 890 trượng, đất ấy ruộng chiêm trũng ướt, thi công rất khó, xin đến thượng tuần tháng 12 năm nay khởi công. Không chỉ khảo sát, ông còn dự trù kinh phí khoảng 175.500 quan tiền và trực tiếp đứng ra chỉ huy thi công. Trong thời gian Lê Đại Cang ở Bắc Thành, có hai lần đê bị vỡ nên ông cũng bị giáng chức hai lần. Ngoài ra, ông còn biên soạn cuốn sách thống kê về lịch sử cùng hiện trạng toàn bộ hệ thống đê công và đê tư đến tận các xã, thôn của các trấn thuộc Bắc Thành.

 

Khi Lê Đại Cang đang giữ chức Tổng đốc Sơn - Hưng - Tuyên, dân hạt Sơn Tây vào kinh kiện ông tội “tham trang”. Vua Minh Mạng giao cho hộ đốc là Hồ Hựu xét, không có tang chứng gì. Vua liền vời Lê Đại Cang vào ra mắt và dụ rằng: “Ngươi làm việc nhanh nhẹn giỏi giang, ta đã hiểu biết rõ. Trước đây, có đơn tiểu dân kiện bậy, ta cũng tin rằng chắc ngươi không có việc ấy”. Vua sai bộ Hình truyền chỉ rửa oan cho ông.

 

Lê Đại Cang đang làm Tổng đốc An Giang thì Lê Văn Khôi nổi loạn ở Nam kỳ (năm 1833). Ông điều binh chống cự nhưng thất thủ phải lui về Châu Đốc chờ viện binh. Nhưng chỉ trong một đêm, binh lính bỏ trốn gần hết. Lê Đại Cang cùng tùy tùng lánh qua Cao Miên. Huy động được vài ngàn dân binh là người Việt lưu vong và người Cao Miên, ông lại quay về phối hợp với quân triều đình chống lại giặc. Tuy nhiên, Lê Đại Cang vẫn bị cách chức, phải “đoái tì binh dõng tiền quân hiệu lực”, tức làm lính ra trận phải đi trước để lập công chuộc tội. Sau khi loạn của Lê Văn Khôi bị dập tắt, nhờ lập được nhiều công trạng, ông dần được phục hồi các chức vụ cũ.

 

Nhà văn Hoàng Quốc Hải nhận định cuộc đời Lê Đại Cang và Nguyễn Công Trứ có nhiều sự tương đồng. Hai ông đều coi thường danh lợi, thấy việc nghĩa thì làm, thấy việc cần làm thì làm, là những nhân tài dám “phá rào” để mở rộng chữ trung quân tới chữ trung dân. Nếu cụ Nguyễn Công Trứ có công khai hoang lấn biển hai huyện Kim Sơn và Tiền Hải thì cụ Lê Đại Cang chỉ có ba năm giữ chức Đê chính sứ Bắc mà hoàn tất công việc đê điều cho Hà Nội và các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Sơn Tây, Hưng Yên, Thái Bình, Sơn Nam, Hà Nam. Hai ông đều làm được những việc mà người bình thường không dễ làm được, đấy chính là nhân cách của bậc quốc sĩ.

 

 

Ông Văn Trọng Hùng - Giám đốc Sở VH-TT-DL Bình Định - cho rằng: “Điều mà hậu thế luôn nhắc đến với sự kính trọng sâu sắc ở Lê Đại Cang là dù khi đắc thời quyền cao chức trọng, hay lúc bị thất thế cách chức trở thành lính khiêng võng, ông luôn thể hiện chí khí hiên ngang của một kẻ sĩ, luôn tận tụy hết mình thực hiện chức phận của một tôi trung, con hiếu”.

 


Hoàng Trọng (TNO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Chiếc đòn khiêng võng của bậc quốc sĩ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân

Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân

(Tin Môi Trường) - Ngày 6/112/2024 (nhằm ngày mùng 6/11 năm Giáp Thìn), Bảo tàng Quang Trung đã tổ chức Lễ giỗ nhân kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân (1802 – 2024) tại Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân (khối Phú Xuân, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn – Bình Định) theo nghi thức giỗ truyền thống.

VACNE 30 năm
 Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI