Di sản xanh
Vụ lấp Vịnh Nha Trang: “Vượt rào” luật di sản
(10:01:11 AM 09/08/2013)Đến ngày 8-8, tại khu vực biển trước mặt khách sạn Mường Thanh Nha Trang (phường Vĩnh Hòa), từng đoàn xe tải vẫn nối đuôi nhau chở cát đổ ào ạt xuống vịnh, dù trước đó người dân địa phương đã ngăn chặn cũng như Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) liên tiếp phản đối. Việc san lấp biển được DNTN Xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên - khách sạn Mường Thanh Nha Trang, thuộc Tập đoàn Mường Thanh (gọi tắt là Mường Thanh Nha Trang) triển khai từ ngày 27-7.
Không thể tùy tiện san lấp
Cách đây một tuần, khi báo chí lên tiếng về tình trạng san lấp vô tội vạ vịnh Nha Trang, khu vực bị san lấp chỉ dài khoảng 100 m thì đến nay đã tăng hơn 200 m với chiều rộng lấn biển đã xấp xỉ 40 m.
Ông Nguyễn Ngọc Châu, một người dân ở phường Vĩnh Hòa, bức xúc: “Bãi biển đang bị san lấp đã được sử dụng làm chỗ neo đậu, trú ngụ và sửa chữa tàu thuyền vào mùa mưa bão từ hàng chục năm nay. Bây giờ tỉnh cho lấp vịnh, bà con biết làm sao?”.
Anh Nguyễn Phương, một ngư dân địa phương, cho rằng không chỉ gây khó khăn cho việc neo đậu tàu thuyền, việc lấp vịnh sẽ làm sóng dồn lên phía Nam đường Phạm Văn Đồng, ảnh hưởng đến bãi tắm và kè bảo vệ khu vực này. “Họ chỉ xin lấp khoảng 700 m2 để làm bãi tắm nhưng nay thì đã tăng lên 4-5 lần. Người dân kiến nghị nhiều lần nhưng chẳng thấy chính quyền giải quyết” - anh Phương lo ngại.
Trao đổi với phóng viên, ông Lê Văn Hoa, Chánh Văn phòng Sở VH-TT-DL Khánh Hòa, cho rằng việc san lấp vịnh Nha Trang chỉ đơn thuần là đổ cát tạo mỹ quan cho bãi biển, không tác động tiêu cực đến vùng vịnh này. Tuy nhiên, cũng chính ông Hoa lại cho rằng về nguyên tắc, muốn lấp vịnh phải xin phép bộ chủ quản (tức Bộ VH-TT-DL).
Theo ông Trưởng Kỉnh, Trưởng Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển vịnh Nha Trang, những tác động liên quan đến vịnh này cần có sự đánh giá về môi trường cẩn thận theo quy định, không thể tùy tiện làm.
Còn đâu danh thắng quốc gia!
Năm 2005, vịnh Nha Trang được công nhận là thành viên của CLB 29 vịnh đẹp nhất thế giới và được công nhận là danh thắng cấp quốc gia. Đến tháng 9-2011, khi đồ án quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị vịnh Nha Trang được phê duyệt, có những vùng cấm của vịnh này được tỉnh Khánh Hòa cấp phép xây dựng các dự án. Tuy nhiên, theo Luật Di sản Văn hóa thì bất cứ dự án nào muốn thực hiện ở đây đều vẫn phải xin phép Bộ VH-TT-DL.
Trao đổi với phóng viên, ông Phan Đình Tân, người phát ngôn của Bộ VH-TT-DL, cho rằng tỉnh Khánh Hòa không báo cáo với bộ về việc Mường Thanh Nha Trang đào lấp vịnh Nha Trang là sai. “Mọi hoạt động phải làm đúng quy trình” - ông Tân khẳng định.
Khi UBND tỉnh Khánh Hòa có văn bản đồng ý cho Mường Thanh Nha Trang lập phương án thí điểm cải tạo vịnh Nha Trang, chúng tôi đã đặt câu hỏi với ông Nguyễn Chiến Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh, rằng liệu Khánh Hòa đã nghĩ đến việc rút danh hiệu danh thắng quốc gia đối với vịnh Nha Trang để được tự do san lấp? Ông Thắng cho rằng tỉnh không muốn rút danh hiệu này.
Theo lập luận của ông Thắng thì giữa bảo tồn và phát triển là vấn đề cần suy xét. Nếu cái nào cũng bảo tồn thì rất khó phát triển. Luật Di sản Văn hóa đang đánh đồng giữa danh thắng quốc gia và di tích lịch sử. Di tích lịch sử là cái bất di bất dịch, còn danh thắng quốc gia cần phải phát triển. Hiện nay, tỉnh đang thực hiện đề án cải tạo bãi biển phía Bắc TP Nha Trang. Đề án này cần tham khảo ý kiến chuyên gia, xin phép các bộ, ngành liên quan nên sẽ mất vài năm. Do đó, tỉnh muốn thí điểm việc cải tạo này bằng dự án của Mường Thanh Nha Trang.
Theo phương án lấp biển của Mường Thanh Nha Trang, sẽ có khoảng 205.000 m3 cát được đổ xuống vùng vịnh này nhằm tạo bãi tắm, sau đó xin thuê lại 700 m2 để phục vụ du khách. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
- Việt Nam có Công viên địa chất toàn cầu UNESCO mới
- Cây đầu tiên của huyện Nghi Xuân được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 3 cây cổ thụ của Hải Phòng được gắn bia Cây Di sản Việt Nam
- Hơn bốn mươi cây cổ thụ được công nhận đủ tiêu chuẩn là Cây Di sản Việt Nam
- 32 cây của 17 bản và tiểu khu của huyện Mường La -Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Thêm 3 cây tại An Giang được công nhận Cây di sản Việt Nam
- Công nhận cây bàng Trường THCS thị trấn Phú Lộc là cây di sản Việt Nam
- Cây Đa di sản ở Thèn Sin thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Trao giải cuộc thi thiết kế logo Ngày vì nạn nhân chất độc da cam (10-8)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”
- Tác giả Võ Doãn Tuấn (Nghệ An) đoạt giải nhất cuộc thi thiết kế logo “Ngày vì nạn nhân chất độc da cam (10-8)”
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 055
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 056-03
- Cây đầu tiên của huyện Nghi Xuân được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 057-01
- Thêm 3 cây cổ thụ của Hải Phòng được gắn bia Cây Di sản Việt Nam
- Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 056-01
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 050-01
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 050-02
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 050-03
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 051
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 052
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 053
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 054-01
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 054-02
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 054-03
- Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 055
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”
(Tin Môi Trường) - “Muối của rừng” - một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, sẽ được tái hiện đầy sống động trên sân khấu của Chương trình biểu diễn Kịch hình thể gây quỹ Mắt Rừng tối ngày 05/12.
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...
Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.